HỌC LỰC VÀ KỸ NĂNG MỀM ?
Nhằm giúp nữ sinh cải thiện kết quả học tập học kỳ II, đạt điểm trung bình GPA tối thiểu 2.0 và hiểu rõ hơn những lợi ích và những cơ hội phát triển cá nhân mà chương trình học bổng mang lại cho nữ sinh trong suốt thời gian nhận học bổng, chương trình học bổng nữ sinh đã tiến hành phân tích, đánh giá lại kết quả học tập của 100 nữ sinh 3 trường ĐH là ĐHQG, ĐHXD, ĐHBK HN đã nhận học bổng Merali giai đoạn 2011-2015 và kết quả kỷ I của 120 nữ sinh nhận học bổng Teillon-Ludlow và Merali (2015-2020) của 3 trường ĐH là ĐHCT, ĐHAG và ĐHXD, cũng như mối quan hệ giữa kết quả học tập, khả năng giữ được học bổng và các kỹ năng mềm của nữ sinh dựa trên đánh giá đầu vào khi phỏng vấn học bổng, dưới đây là một số kết quả thú vị :

Hình 1: Tiến bộ học tập qua 8 kỳ liên tiếp của nữ sinh Merali khóa I (2011-2015)


Hình 2: Phân hạng học lực theo điểm trung bình học kỳ GPA

VÀO KÉM  – RA XUẤT SẮC  : Có thể nhận thấy, dù nữ sinh đầu vào có chất lượng tương đối yếu với kết quả kỳ I là 28% điểm trung bình GPA < 2.0 (điều kiện tối thiểu để giữ được học bổng) nhưng qua 4 năm học tập, đến kỳ VIII số nữ sinh đạt xuất sắc đạt GPA>3.6 đạt tới 30%, phần lớn nữ sinh đều đạt kết quả từ khá trở lên (GPA<2.0 chỉ là cá biệt ~1%)

TRƯỞNG THÀNH - MẠNH MẼ : Không chỉ cải thiện về điểm số, những hỗ trợ từ chương trình học bổng qua những hoạt động ngoại khóa, cơ hội tình nguyện,.. còn giúp các nữ sinh trưởng thành hơn, chín chắn hơn và có tính cạnh tranh cao hơn khi tham gia thị trường lao động hoặc tiếp tục học lên cao. 42 % nữ sinh đã có việc làm ổn định ngay sau khi tốt nghiệp một tháng, một số em được đi tập huấn hoặc đi học nước ngoài, ,… và có mức thu nhập khởi điểm cao so với mặt bằng lương trung bình, theo một kết quả khảo sát với 33 nữ sinh tốt nghiệp vào tháng 6/2015.

VÌ SAO KẾT QUẢ KỲ ĐẦU LẠI KÉM ? : Có nhiều lý do khiến cho hơn 1/3 nữ sinh không đạt kết quả cao trong học tập ở những học kỳ đầu tiên, trong đó có thể kể đến : Sự thay đổi về phương pháp học, khác với cách học ở 12 năm phổ thông, chủ yếu là học thuộc lòng, học vẹt, nữ sinh khi học đại học phải tự học rất nhiều, sự thay đổi môi trường, thay đổi phương pháp, số lượng tài liệu phải học rất lớn đòi hỏi nữ sinh phải có tính tự chủ cao, quản lý thời gian thật tốt và đặc biệt là không e ngại, không dấu dốt, sẵn sàng hỏi thầy, hỏi bạn khi chưa hiểu rõ bài học. Điều này không phải nữ sinh nào cũng làm được trong 1, 2 kỳ đầu.

Với nhiều em nữ sinh, đây là lần đầu tiên xa nhà, phải tự chủ mọi việc từ lo nơi trọ, ăn uống, sinh hoạt,… các em cũng chưa giỏi quản lý tiền nong nên dễ chi tiêu quá đà,  phải lo nghĩ về nhiều chuyện bên lề liên quan đến sự thay đổi trong cuộc sống, thói quen sinh hoạt,… ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả học tập của các em.

Theo một số chia sẻ của nữ sinh ĐHXD trong buổi thảo luận về phương pháp học hiệu quả ngày 15/3/2016 vừa qua. Cánh cửa đại học là một thay đổi to lớn đối với nhiều em, từ những miền quên hẻo lánh lên đô thị phồn hoa, vẫn có tâm lý xả hơi, thoải mái,… không chú ý việc học, bỏ bê bài tập,… dẫn đến không theo kịp chương trình, chậm trễ cái nọ lại dẫn đến trễ nải cái kia và cuối cùng là kết quả học tập không được như mong đợi. Đây là một điều rất đáng tiếc xuất phát tự sự chủ quan, thiếu kế hoạch.

SO SÁNH GIỮA 2 KHÓA :

GIỐNG NHAU : Đều là các nữ sinh có hoàn cảnh khó khăn đang theo học chuyên ngành kỹ thuật tại các trường ĐH lớn. Đều gặp rất nhiều khó khăn trong học kỳ I với 28% kết quả dưới GPA ở kỳ I với khóa I và 41% ở khóa 2, đều có 4% bị ngừng hỗ trợ học bổng do nhiều nguyên nhân khác nhau.
Cả hai khóa nữ sinh đều nhận được nhiều hỗ trợ, cơ hội phát triển kỹ năng mềm từ chương trình học bổng nữ sinh qua các hoạt động tập huấn, định hướng, thực địa, tình nguyện,… mỗi học kỳ, tại mỗi trường đều có ít nhất một hoạt động ngoại khó cho nữ sinh, qua 8 kỳ, 12 hoạt động ngoại khóa chính thức đã được chương trình phối hợp với nhà trường tổ chức.

KHÁC NHAU : Khóa I, sau kỳ 2 kết quả học tập các nữ sinh bắt đầu cải thiện, số nữ sinh rớt khỏi chương trình vì nhiều lý do chỉ khoảng 4% trong khi ở khóa II, ngay kỳ đầu đã có 4% nữ sinh rời khỏi chương trình, số nữ sinh học lực yếu GPA<2.0 lên đến 41% gấp rưỡi khóa I.
Khác với nữ sinh khóa I, các hoạt động, cơ hội nâng cao kỹ năng mềm được tiến hành chủ yếu từ năm thứ 2 trở đi. Nữ sinh khóa II ngay khi phỏng vấn xét duyệt học bổng đã được đánh giá kỹ năng mềm và được trao rất nhiều cơ hội trải nghiệm, cải thiện kỹ năng mềm ngay khi tham gia chương trình học bổng, bao gồm các buổi tình nguyện, dã ngoại, sinh hoạt câu lạc bộ kỹ năng và ngoại ngữ, …

Nếu trong kỳ I của nữ sinh khóa I chỉ có 1 hoạt động định hướng phương pháp học thì nữ sinh khóa II đã có 2 hoạt động chính thức và nhiều hoạt động sinh hoạt câu lạc bộ do các em tự tổ chức và tự vận động tài chính. Tính chủ động cao là một điểm dễ nhận thấy của nữ sinh khóa II của chương trình học bổng nữ sinh năm nay.

Ở Khóa I sau 5 năm: 4% nữ sinh bị loại, 1 bạn rời khỏi chương trình do đi du học; 33 nữ sinh đã tốt nghiệp (42% đã có việc làm ổn định chỉ sau khi ra trường 1 tháng, theo kết nghiên cứu của CED nữ sinh có kỹ năng mềm tốt tỉ lệ xin việc thành công hơn).

Với Khóa II ( sau kỳ I) 4% đã bị loại, 1 bạn rời chương trình do chuyển sang khoa không thuộc diện hỗ trợ; Kỳ 1 có 41% dưới trung bình, các nữ sinh trước khi nhận học bổng đã làm một đánh giá 13 nhóm kỹ năng mềm.

SỰ LIÊN QUAN GIỮA HỌC LỰC VÀ KỸ NĂNG MỀM ?
Để tìm hiểu mối quan hệ giữa học lực và kỹ năng mềm của nữ sinh (kỹ năng đánh giá đầu vào phỏng vấn), chương trình học bổng nữ sinh đã tiến hành phân tích dữ liệu về đánh giá kỹ năng mềm đầu vào và kết quả học lực kỳ I của 120 nữ sinh khóa II. Dưới đây là một số kết quả và phát hiện chính :

CÀNG NHIỀU KỸ NĂNG MỀM, CÀNG HỌC GIỎI:
Điểm chung của 10 nữ sinh có điểm trung bình GPA >3.2 (giỏi) đến từ ĐHCT cho thấy : các nữ sinh này có nhiều kỹ năng mềm cao hơn mức trung bình của các nữ sinh ĐHCT trong chương trình học bổng cụ thể là : 69% kỹ năng trong nhóm 13 kỹ năng (kể cả ICT, online time, english) trên mức trung bình và 80% kỹ năng trong nhóm 10 kỹ năng trên mức trung bình. Đáng tiếc là trường ĐHAG và ĐHXD kỳ I này chưa có em nào học lực trên 3.2 nên số lượng mẫu còn chưa nhiều.

Hình 3: Càng nhiều kỹ năng mềm, càng học giỏi, nhóm học giỏi GPA >3.2

Hình 4: Những nữ sinh học giỏi có trung bình 9 kỹ năng mềm tốt hơn và chỉ khoảng 4 kỹ năng yếu hơn so với trung bình kỹ năng mềm của các nữ sinh

Điểm chung của 49 (41%) nữ sinh có điểm trung bình GPA >2.5 (Khá/Giỏi) của cả 3 trường cho thấy : các nữ sinh này có nhiều kỹ năng mềm cao hơn mức trung bình của nữ sinh trong chương trình học bổng cụ thể là : 76% kỹ năng trong nhóm 13 kỹ năng (kể cả ICT, online time, english) trên mức trung bình và 80% kỹ năng trong nhóm 10 kỹ năng trên mức trung bình.
- Nhóm học lực khá -giỏi GPA>=2.5
Hình 5: Những nữ sinh học lực khá cũng có trung bình 10 kỹ năng > trung bình kỹ năng mềm của các nữ sinh
76% > mức trung bình với 13 nhóm kỹ năng(nếu tính cả ICT, English và online time) và 80% > mức trung bình với 10 nhóm kỹ năng.
Hình 6: Những nữ sinh học giỏi có trung bình 10 kỹ năng mềm tốt hơn và chỉ khoảng 4 kỹ năng yếu hơn so với trung bình kỹ năng mềm của các nữ sinh

CÀNG ÍT KỸ NĂNG MỀM, CÀNG HỌC YẾU: Điểm chung của 47 (39%) nữ sinh có điểm trung bình GPA < 2.0 (dưới trung bình) cho thấy : các nữ sinh này có ít kỹ năng mềm cao hơn mức trung bình của các nữ  trong chương trình học bổng cụ thể là : 69% kỹ năng trong nhóm 13 kỹ năng (kể cả ICT, online time, english) dưới mức trung bình và 60% kỹ năng trong nhóm 10 kỹ năng dưới mức trung bình.

Hình  7: Nữ sinh học lực yếu (GPA <2.0) có trung bình 9 kỹ năng mềm yếu hơn trong khi chỉ có khoảng 3 kỹ năng nhỉnh hơn so với trung bình kỹ năng mềm của nữ sinh 

Hình 8: Những kỹ năng còn yếu của nữ sinh có học lực dưới trung bình
69% dưới mức trung bình với 13 nhóm kỹ năng (nếu tính cả ICT, English và online time) và 60% dưới mức trung bình với 10 nhóm kỹ năng mềm.

CÀNG ÍT KỸ NĂNG MỀM, KHẢ NĂNG BỎ HỌC/RỜI KHỎI CHƯƠNG TRÌNH CÀNG CAO:
Điểm chung của 5 nữ sinh bỏ học / rời khỏi chương trình là các nữ sinh này có ít kỹ năng mềm cao hơn mức trung bình của các nữ  trong chương trình học bổng cụ thể là : 77% kỹ năng trong nhóm 13 kỹ năng (kể cả ICT, online time, english) dưới mức trung bình và 80% kỹ năng trong nhóm 10 kỹ năng dưới mức trung bình.

Hình 9: Nữ sinh bỏ học hay rời khỏi chương trình vì lý do nào đó có trung bình 10 kỹ năng mềm thấp hơn và khoảng 3 kỹ năng mềm nhỉnh hơn so với trung bình kỹ năng mềm của nữ sinh

Hình 10: Những kỹ năng còn yếu của nhóm nữ sinh bỏ học hoặc rời khỏi chương trình
Nghe thêm về quan hệ giữa kỹ năng mềm và phương pháp học : Embed Music - Free Audio -

NHẬN XÉT :

  • Như vậy giữa số lượng kỹ năng mềm, và chất lượng kỹ năng mềm dường như có mối quan hệ hỗ trợ, củng cố lẫn nhau.  Nữ sinh càng có nhiều kỹ năng mềm (do tự rèn luyện, tận dụng các cơ hội mà chương trình học bổng nữ sinh đem lại) bên cạnh các kỹ năng cứng (được dậy ở ĐH) thì càng có cơ hội học khá/giỏi hơn, càng có tỉ lệ thành công khi xin việc cao hơn so với những nữ sinh có số lượng kỹ năng mềm ít hơn, chất lượng kỹ năng mềm kém hơn (so sánh tương quan trên mặt bằng chung nữ sinh)
  • Những nữ sinh có > 70% số kỹ năng mềm trên mức trung bình của nữ sinh trong trường, đặc biệt là những kỹ năng như giao tiếp, xác định mục tiêu, giải quyết vấn đề và ra quyết định, làm chủ bản thân, tiếng Anh, quản lý thời gian,...) thì có khả năng cao là sẽ có học lực Khá/Giỏi (GPA>2.5) trong học kỳ I. Điểm chung của nữ sinh học lực khá, giỏi là tiếng Anh, xác định mục tiêu, quản lý thời gian, giao tiếp, tìm kiếm sự hỗ trợ,...
  • Những nữ sinh có >60% số kỹ năng mềm yếu hơn mặt bằng chung kỹ năng mềm nữ sinh có nguy cơ cao sẽ học tập kém (GPA<2.0) và nếu >77% thì có nguy cơ bỏ học hoặc rời khỏi chương trình học bổng nữ sinh rất cao. Các em này cũng thường yếu tiếng Anh, thời gian online, và các kỹ năng như xác định mục tiêu, từ chối, giao tiếp, ứng phó căng thẳng, làm chủ bản thân,...
  • Dường như có mâu thuẫn giữa việc nữ sinh có nhiều kỹ năng mềm tốt hơn thì sẽ tham gia nhiều hoạt động ngoại khóa hơn, tức là dành thời gian cho việc học các kỹ năng cứng trong chương trình ĐH ít hơn. Điều này thực ra không mâu thuẫn vì nhiều kỹ năng mềm giúp các em cải thiện hiệu quả việc học và thi, do đó dành thời gian học ít hơn nhưng vẫn đạt điểm số cao hơn.


KHUYẾN NGHỊ :

  • Nữ sinh tự định hướng và lên kế hoạch phát triển bản thân phù hợp với khả năng, lịch học của trường cũng như các nhóm kỹ năng từ mình thấy còn yếu (tham khảo biểu đồ đánh giá 13 nhóm kỹ năng mềm trong file quản lý cá nhân của mỗi em)
  • Chương trình học bổng phối hợp với nhà trường tăng cường các cơ hội giúp các em phát triển cá nhân, cải thiện các kỹ năng mềm theo nhưng ưu tiên đã xác định ở trên. Tạo điều kiện và khuyến khích nữ sinh chủ động và tham gia mọi cơ hội tình nguyện, thực tập, hoạt động xã hội lành mạnh để hoàn thiện các phẩm chất cá nhân.
  • Cung cấp thêm cho các em cơ hội định hướng nghề nghiệp, định vị bản thân, xác định mục tiêu và các giá trị sống lành mạnh cũng như cung cấp thêm cơ hội cho các em cải thiện English, và các kỹ năng tin học cũng như thời gian truy cập Internet cho mục đích học tập và phát triển bản thân.
  • Nhà trường khuyến khích, tạo cơ hội cho nữ sinh tham gia vào các hoạt động ngoại khóa do nhà trường tổ chức, và đánh giá nữ sinh không chỉ dựa vào điểm số mà cả trên các các hoạt động xã hội mà các em tham gia như kế hoạch của trường ĐHXD HN.


TÀI LIỆU THAM KHẢO :
  1. Học lực và Kỹ năng mềm, 22.04.2016 - http://goo.gl/2xNlkD
  2. Báo cáo kỹ năng mềm của CED, 20.10.2015 - http://goo.gl/Ti2Dys
  3. Đánh giá tình trạng việc làm sau khi tốt nghiệp của nữ sinh học bổng Merali của ĐHQG HN, 21.09.2015 -  http://goo.gl/oTfApy
  4. Tracking Employment After Graduation of VNU Merali scholars, September 21, 2015,  -http://goo.gl/Es1E1C
  5. Lễ trao học bổng cho nữ sinh Merali tại ĐHXD HN, 21.09.2015 - http://goo.gl/xsqfWq
  6. Giao lưu nhà tuyển dụng và nữ sinh Merali tại ĐHQG HN, 15.03.2015- http://goo.gl/FV3hFY
  7. Students in Ho Chi Minh City Are Weak in Soft Skills, Feb 17, 2010 -  http://goo.gl/NcewZy  
  8. VIETNAMESE YOUTH’S SOFT SKILLS, April 2, 2015 - https://goo.gl/JLhy1M
  9. Skilling up Vietnam: Preparing the workforce for a modern market economy, November 29, 2013 - http://goo.gl/mGy0AC
  10. Phát triển kỹ năng: Xây dựng lực lượng lao động cho một nền kinh tế thị trường hiện đại ở Việt Nam, 29.11.2013- http://goo.gl/ab8Vfn
  11. Định hướng kỹ năng mềm cho nữ sinh ĐHXD HN, 22.11.2915 -  http://goo.gl/K1Nq4y
  12. Định hướng kỹ năng mềm cho nữ sinh ĐHCT HN, 26.11.2915 - http://goo.gl/fJspfh
  13. Định hướng kỹ năng mềm cho nữ sinh ĐHAG HN, 27.11.2915 - http://goo.gl/p3vjdK
  14. Hướng dẫn sử dụng file quản lý cá nhân nữ sinh ĐHXD HN - http://goo.gl/AIfngG  ; ĐHCT  -  http://goo.gl/0ZoX5Q ; ĐHAG - http://goo.gl/NFb7Po


Minh Vu - Thanh Tâm

Theo Blog CED


1 comments:

  1. I am very happy to read this web post, which contains a lot of valuable data, thank you for providing these statistics. เล่นบาคาร่า ให้ได้เงินทุกวัน

    ReplyDelete

 
Blog CED - Vi © 2013. All Rights Reserved. Powered by Blogger
Top