Phương pháp nghiên cứu trong lĩnh vực phát triển, để giúp các bạn trẻ đang hoạt động tình nguyện tại CED hiểu rõ hơn về phương pháp nghiên cứu thường dùng trong lĩnh vực phát triển, chúng tôi viết bài này  để chia sẻ một số kinh nghiệm đã tích lũy được trong thời gian qua, bài viết này mang tính chất chia sẻ kinh nghiệm là chính, không phải một bài viết academic nên ngôn ngữ, văn phong phóng khoáng, các ví dụ minh họa đều từ thực tiễn nhằm gắn kết với thực tế tại CED. Mọi ý kiến đóng góp, thắc mắc đều được welcome và sẽ được sử dụng để hoàn thiện bài viết.

Phương pháp nghiên cứu nhằm phát triển nhận thức về thế giới, với lĩnh vực phát triển, nghiên cứu trong lĩnh vực phát triển thường có đối tượng là con người và xã hội loài người, các cộng đồng, nhóm đối tượng bị dễ bị tổn thương. Phương pháp nghiên cứu trong lĩnh vực phát triển sử dụng nhiều điều tra, thống kê xã hội,... thu thập thông tin, phát hiện ra các vấn đề và đề xuất các khuyến nghị, giải pháp phù hợp từ đó vận động các nhà lãnh đạo cộng đồng đưa ra các quyết định tiến bộ (vận động chính sách,...).

Dưới đây là một số chia sẻ về phương pháp, cách tiếp cận và liên hệ thực tiễn cho các nghiên cứu phát triển thường sử dụng tại CED

Cách tiến hành một nghiên cứu (các bước/quy trình)

Giống như mọi quá trình nghiên cứu trong các lĩnh vực khác như khoa học tự nhiên, ... nghiên cứu trong phát triển thường qua 4 giai đoạn chính như sau :

Đối tượng/vấn đề nghiên cứu  → Dữ liệu/Thu thập dữ liệu → Thông tin/Xử lý dữ liệu → Kiến thức/Báo cáo/ Trình diễn / Tóm tắt chính sách,...

1.    Xác định đối tượng/Vấn đề nghiên cứu


Xác định rõ vấn đề cần nghiên cứu/ các đối tượng, chủ thể của nghiên cứu, các mục đích, mục tiêu của nghiên cứu, tiêu chí/chỉ số cần đạt được, cách thu thập/đánh giá dữ liệu,...ưu điểm/hạn chế của phương pháp, cách khắc phục các hạn chế đảm bảo tính khách quan của phương pháp,... trong lĩnh vực phát triển, các vấn đề nghiên cứu thường nảy sinh từ thực tiễn cuộc sống, những vấn đề nóng cần giải quyết, có thể những vấn đề ngắn hạn, vi mô,... cho đến những vấn đề dài hạn, vĩ mô, …
Nghiên cứu có thể phục vụ cho các vấn đề phát triển ví dụ như đàm phán Hiệp định VPA giữa VN và EU (ảnh : Việt báo)


2.    Dữ liệu / Thu thập & Làm sạch


Phỏng vấn in-depth interview tại hiện trường (Ảnh flegtvpa.com)
Thu thập dữ liệu là quá trình chúng ta dùng mọi phương tiện, phương pháp, nguồn lực cần thiết đã xác định ở bước xác định vấn đề,....để trích xuất được dữ liệu (data) từ đối tượng/chủ thể nghiên cứu. Dữ liệu có thể thu được từ một bảng hỏi trực tuyến, biên bản một cuộc thảo luận, một điều tra cấu trúc/bán cấu trúc thực địa,.. hay từ một cơ sở dữ liệu sẵn có (ví dụ tìm kiếm từ cơ sở dữ liệu của các máy tìm kiếm như google, bing, báo cáo web,...).


Dữ liệu nghiên cứu từ thiện trong 1 bảng tính Excel
Phương pháp thu thập có thể là trực tiếp tại hiện trường, qua Internet sử dụng các công cụ điều tra trực tuyến, hay các phần mềm trích xuất dữ liệu chuyên nghiệp từ các dịch vụ điều tra xã hội,...dữ liệu không ở định dạng số (digital) cần được chuyển dạng và lưu trữ vào một cơ sở dữ liệu với quy mô phù hợp với từng nghiên cứu cụ thể (thường là một bảng tính excel, một file data,... hay một cơ sở dữ liệu quy mô lớn như oracle, db2,...).



Dữ liệu nghiên cứu truyền thông về FLEGT/VPA (tin liên quan)

Số hóa dữ liệu giúp cho việc phân loại, lưu trữ, xử lý, phân tích thống kê trong những công đoạn sau được dễ dàng thuận tiện và là yêu cầu bắt buộc của mọi nghiên cứu. Quá trình chuyển dạng dữ liệu có thể là nhập liệu, bóc băng, hoặc tự động/bán tự động sử dụng các công cụ chuyên nghiệp hoặc các script tùy biến được một công ty tin học viết theo yêu cầu của người làm nghiên cứu. Dữ liệu sau khi thu được và chuyển dạng cần được xử lý sơ bộ còn gọi là “clean data” để đảm bảo tính nhất quán của dữ liệu, sẵn sàng cho các công đoạn phân tích thông tin sau đó.

Xử lý sơ bộ đảm bảo tính thống nhất của dữ liệu trước khi phân tích thống kê
Clean Data là gì ?: Để có thể xử lý được dữ liệu, các dữ liệu thu thập được cần thống nhất với nhau. VD: dữ liệu về ngày tháng cần thống nhất được nhập theo cùng định dạng ví dụ mm/dd/yyyy hay dd/mm/yyyy,... tình trạng thiếu nhất quán này hay gặp phải khi chuyển dạng dữ liệu từ các nguồn khác nhau, do những người nhập khác nhau,...

3.    Thông tin/ Xử lý dữ liệu

Ở giai đoạn này dữ liệu (digital form) được xử lý bằng các phương pháp thống kê mô tả và thống kê suy luận (descriptive & predictive statistics) ,...để tìm ra các thông tin đặc trưng cho đối tượng nghiên cứu, phát hiện các điểm mới (findings) dựa trên các chứng cớ (facts), … Sau khi có được những dữ liệu cần thiết, bạn cần xử lý chúng để có được thông tin mình muốn. Thông thường, đó sẽ là những con số thống kê cho thấy đặc điểm đặc trưng của đối tượng nghiên cứu.

Các phần mềm tính toán giúp bạn đẩy nhanh quá trình phân tích thống kê, thậm chí tiến hành song song với quá trình nhập/chuyển dạng dữ liệu (ví dụ khai thác tính năng cộng tác của Google Sheet,...). Nhiều phần mềm tính toán thống kê phổ biến hiện nay là : Excel (Google Sheet, Office 360,..), R (open source) , Spss (paid, rất phổ biến trong thống kê xã hội,...), Origin (paid, hay sử dụng xử lý số liệu trong ngành kỹ thuật, tự nhiên), các thư viện trong Matlab, Mathematica (khoa học tự nhiên, mô phỏng,...). Điểm chung của các phần mềm này là đều có một thư viện các hàm Thống kê dựng sẵn và đều hỗ trợ dựng các biểu đồ thể hiện các mối quan hệ ở các mức khác nhau.
Phân tích đóng góp từ thiện thực hiện trên EXCEL với một số hàm thống kê đơn giản


Mỗi phần mềm đều có những điểm mạnh/yếu riêng và được thiết kế để phục vụ một số nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể, tùy theo nhu cầu, yêu cầu mà bạn có thể chọn đúng công cụ để đẩy nhanh quá trình xử lý, phân tích thống kê của mình. Đến thời điểm hiện nay, với những phân tích thống kê thông thường thì Excel (thậm chí Google Sheet) hoàn toàn đủ đáp ứng nhu cầu phân tích thống kê của chúng tôi trong lĩnh vực phát triển.

Cho đến nay, tôi thấy một số hàm EXCEL sẵn có trong EXCEL thường đủ để làm các thống kê trong các nghiên cứu cơ bản trong lĩnh vực phát triển cụ thể là các hàm dưới đây, sắp xếp theo tần suất sử dụng trong các nghiên cứu của chúng tôi

-    COUNTA
-    COUNTIF
-    COUNTIFS
-    SUM
-    SUMIF
-    SUMIFS
-    Average()
-    AverageIF()
-    AverageIFS()
-    IF
-    …
Xem thêm bài Các hàm thống kê EXCEL thường dùng trong thống kê phục vụ nghiên cứu trong lĩnh vực phát triển

4.    Kiến thức/Báo cáo/Tóm tắt chính sách,..


Ví dụ một phát hiện về mức đóng góp từ thiện phổ biến từ cộng đồng
Sau công đoạn xử lý số liệu đã cho ta được các thông tin, phát hiện, chúng ta cần đối chứng/kiểm chứng lại để xác minh tính khách quan, độ tin cậy của thông tin. Thông tin đã qua kiểm chứng được hệ thống lại để tìm ra các quy luật, dự báo các phát triển/diễn biến có thể xảy ra (có xác suất xảy ra),... các đặc trưng thông tin và các quy luật này có thể vận dụng/áp dụng vào thực tế cuộc sống để giải thích các thực tiễn tương tự cũng như giúp đưa vào các khuyến nghị/đề xuất, và hỗ trợ những người ra quyết định đưa các quyết định đúng nhất.


Không nhất thiết mọi nghiên cứu đề phải đưa ra được khuyến nghị/đề xuất nhưng tất cả các nghiên cứu đều phải đưa ra được các phát hiện. Các phát hiện có tính mới quyết định một nghiên cứu có giá trị hay không, trong trường hợp là nghiên cứu khoa học thì nó quyết định nghiên cứu đó có được công nhận hay không. Những phát hiện mới của một nghiên cứu có thể được sử dụng làm tiền đề cho những nghiên cứu sâu hơn tiếp theo.
Đôi khi toàn bộ quá trình nghiên cứu được thực hiện ngay trên 1 bảng tính EXCEL (nghiên cứu nhanh/thử nghiệm, đưa ra quyết định nhanh,...)


Công bố/Trình bầy nghiên cứu : Là bước cuối cùng hoàn tất một quá trình nghiên cứu, các kết quả thu được có thể được trình bầy dưới dạng một ấn phẩm bài báo (publication), một bài thuyết trình (PPT) tại hội thảo hay đơn giản là một bản tóm tắt (brief research report) gửi tới những người có thẩm quyền ra quyết định.

Ví dụ thiết kế PPT trình bầy kết quả nghiên cứu mức độ chính xác thông tin trong truyền thông FLEGT-VPA vào tháng 3/2015 vừa qua tại TCLN (tin liên quan)



Công bố kết quả nghiên cứu tại Hội thảo (bài liên quan)


Trong thực tế, bạn có thể làm nghiên cứu suốt ngày mà bạn không nhận biết, ví dụ khi tìm kiếm google các số liệu cho một bài luận mà bạn sẽ thuyết trình trước lớp vào cuối kỳ, khi khảo sát giá cả một cái điện thoại mới ra của Apple hay tìm kiếm các cơ hội việc làm trên mạng và cân nhắc việc nộp hồ sơ thi tuyển, bạn đã sử dụng rất nhiều kỹ năng dùng trong nghiên cứu. Bài viết này chỉ nhằm giúp các bạn mài sắc những kỹ năng mà bạn đã có và sử dụng chúng hiệu quả hơn trong công tác phát triển mà thôi.

Tham khảo : thông tin về một khóa học về chủ đề Phương pháp nghiên cứu khoa học dành cho khối xã hội và kinh tế do GS Nguyễn Văn Tuấn, một giảng viên hàng đầu về thống kê y khoa từ USNW trực tiếp giảng dạy.

Nguồn ảnh : ĐH Tôn Đức Thắng

Xem thêm : 

Thống Kê Căn Bản
Giới thiệu Thống kê dùng Google Sheets
Introduction to Statistics Using Google Sheets™
Bài 1: Các loại biến số trong thống kê (Lý thuyết)
https://www.youtube.com/watch?v=PswI3PfF3mE
Bài 2: Giá trị Trung Bình: Định nghĩa - Công thức tính - Chức năng và Giới hạn
https://www.youtube.com/watch?v=udLEb6byO50
Bài 3: Trung vị - Định nghĩa, cách tính và ý nghĩa thống kê (Lý thuyết)
https://www.youtube.com/watch?v=W595a9iaIsM
Bài 4: Phương sai và độ lệch chuẩn, công thức tính và ý nghĩa thống kê
https://www.youtube.com/watch?v=zaSt2WkP8eE
Bài 5: Empirical rule khảo sát bộ dữ liệu phân phối chuẩn một mốt
https://www.youtube.com/watch?v=0DKvVsXCI0E
Thống kê & thống kê mô tả
https://www.youtube.com/watch?v=g_8yWyYc554

Hướng dẫn thu thập và xử lý dữ liệu định lượng và định tính
http://www.slideshare.net/InfoQResearch/hng-dn-thu-thp-v-x-l-d-liu-nh-lng-v-nh-tnh

Bài giảng Thống kê mô tả
http://www.slideshare.net/tqphi/bai-02-thong-ke-mo-ta

Phương pháp nghiên cứu khoa học
http://www.slideshare.net/khamtv/phuong-phap-nckh?related=4
Tài liệu giáo trình phương pháp nghiên cứu khoa học
http://www.slideshare.net/duongnphs/ti-liu-gio-trnh-phng-php-nghin-cu-khoa-hc?related=3
http://ykhoa.net/baigiang/lamsangthongke/lstk03_trungvi.pdf
ƯỚC LƯỢNG KHOẢNG TIN CẬY
http://websrv1.ctu.edu.vn/coursewares/kinhte/phantichdulieu/chuong2.htm
Tạo một ứng dụng mua sắm trang thiết bị cho NGO với excel google sheet

Bích Vũ - Minh Vũ - theo BlogCED

1 comments:

  1. This comment has been removed by a blog administrator.

    ReplyDelete

 
Blog CED - Vi © 2013. All Rights Reserved. Powered by Blogger
Top