Bài viết dưới đây là do bạn Hồng Vân, một tình nguyện viên mới khóa 2 của CED tổng hợp nhằm cung cấp những kiến thức kỹ năng nhận biết hiểm họa, sơ cấp cứu cơ bản trong các hoạt động thực địa khi các bạn tham gia vào những hoạt động ngoại khóa của chúng tôi, tuy viết cho hoạt động của CED nhưng những kiến thức kỹ năng chia sẻ trong bài viết này cũng rất hữu dụng trong cuộc sống, nhất là khi chưa có nhiều tài liệu tiếng Việt về cách nhận biết hiểm nguy để chủ động phòng ngừa sớm. Những hướng dẫn này được cung cấp cho các bạn tình nguyện viên đang tham gia tổ chức trại hè Ba vì Summer Camp của CED vào tuần tới cũng như các hoạt động ngoại khóa, thực địa của CED phối hợp với các trường trên địa bàn.

Tháng năm vừa qua, trong một buổi sinh hoạt ngoại khóa tại một địa điểm du lịch nổi tiếng gần Hà nội, đã có một tai nạn đáng tiếng xảy ra làm một bé gái cấp một thiệt mạng, trước đó cũng đã có một số vụ tai nạn đáng tiếc xảy ra liên quan đến các hoạt động ngoại khóa của học sinh do các trường tổ chức. Những vụ việc này gần đây có xu hướng tăng trong dịp hè khi mà học sinh được nghỉ và các trường, các thầy cô giáo và phụ huynh đều mong muốn đưa con em mình tham gia các chuyến dã ngoại, nâng cao trải nghiệm, tính kỷ luật và kỹ năng sống.

Những băn khoản của phụ huynh trên Facebook - nguồn facebook


Hướng dẫn Sơ cứu Cơ bản và Cách Nhận biết các Nguy cơ Tiềm ẩn trong các

Hoạt động Ngoài trời

I. Các bước sơ cứu cơ bản trong một số trường hợp:

1. Mất nước/muối

Biểu hiện: Khát nước, miệng khô, không đi tiểu được hoặc khó đi tiểu, nước tiểu màu vàng sậm, da khô, đau đầu, chuột rút. Nghiệm trọng hơn thì có thể bị cảm thấy lâng lâng trong người, tim đập nhanh, thở dồn dập, da khô và nhăn nheo, rơi vào trạng thái ngây người, bị sốc, mất ý thức

Xử lý: Cho người bị mất nước uống nước từng ngụm nhỏ, nước nên pha thêm chút muối, hoặc uống đồ uống thể thao. Không được uống các thuốc viên để bổ sung muối vì có thể gây nên rối loạn điện giải. Nếu như người bị mất nước mất ý thức, sốt cao, thì phải đưa đến cơ sở y tế gần nhất.

Phòng ngừa: Liên tục uống nước, uống từng ngum nhỏ.

2. Say nắng/say nhiệt

Biểu hiện: mặt đỏ bừng, vã mồ hôi, có thể cảm thấy buồn nôn, khó chịu, chóng mặt, hoa mắt, mạch nhanh, đau bụng, thân nhiệt cao. Một số trường hợp có thể không kiểm soát được hành vi, mất ý thức, ngất lịm
Xử lý: đưa bệnh nhân vào nơi có bóng mát, cởi bỏ bớt quần áo và quạt mát, lau mát, sau khi người say nắng tỉnh dậy cho uống nước từng ngụm nhỏ, nước pha thêm chút đường và muối càng tốt, sau đó cho uống nước trái cây ép và nước khoáng là tốt nhất. Nếu sơ cứu không có tác dụng và bệnh nhân có biểu hiện nôn ói, sốt cao,… cần đưa đến cơ sở y tế gần nhất.
Phòng ngừa: Đi ra ngoài nắng bắt buộc phải đội mũ nón và các trang phục che nắng, đặc biệt là phần đầu và phần gáy, nên uống nước nhiều, nước cần pha thêm ít muối. Nếu làm việc ngoài trời nắng liên tục, mỗi tiếng cần được nghỉ ngơi 15-20 phút và có quần áo chuyên dụng,

3. Vết thương ngoài da

Xử lý: cầm máu (nếu viết thương chảy máu), rửa sạch miệng vết thương bằng nước

4. Trẹo chân

 Xử lý: nằm/ngồi nghỉ, hạn chế vận động, có thể tiến hành gắn nẹp bảo vệ, chườm lạnh, bôi thuốc sát trùng, dán băng gạc vào vết thương. lạnh, dùng băng thun, băng ép để cố định từ cổ chân lên đến đầu gối để hạn chế sự sưng do ứ trệ máu tĩnh mạch, nâng chân lên cao để máu tĩnh mạch lưu thông tốt hơn.

5. Các vết cắn:  

Vết rắn cắn: ngay lập tức phải xác định xem rắn có phải rắn độc không (thường vết thương rắn độc cắn có hai vết răng nanh), xác định vết cắn, buộc băng garo cách vết cách từ 3-5 cm, không nên thắt quá chặt garo và để quá 30 phút. Rửa sạch vết cắn rồi đi tới trạm y tế để xử lý. Nếu rắn có độc, dùng dao rạch vết thương bị rắn cắn theo hình chữ thập (+). Không nên rạch quá sâu, chỉ đủ để chảy máu là được. Vết rạch dài tầm 1-2 cm và phải sát trùng trước khi rạch.

Ong đốt: Dùng nhíp hoặc vật có bờ sắc để gạt bỏ ngòi ong trong vết cắn, rửa vết đốt bằng nước xà phòng, đặt miếng gạc ẩm, lạnh lên chỗ bị đốt hoặc có thể chườm đá để giảm thiểu sưng đau, nằm nghỉ ngơi nơi mát, uống nhiều nước. Khi có biểu hiện nặng hơn như nổi mề đay, khó thở, ngứa lan rộng toàn thân, cần đưa đến bệnh viện gần nhất để xử lý.

Cần phải đưa bệnh nhân đến các cơ sở y tế gần nhất nếu vết cắt sâu hoặc ở vị trí các khớp xương, không thể khử trùng được vết thương, vết thương là vết cắn được gây ra bởi con người hoặc động vật

II. Cách nhận biết các nguy cơ tiềm ẩn trong các hoạt động ngoài trời:


1. Để nhận biết các nguy cơ tiềm ẩn, những nhà tổ chức hoạt động cần phải xem xét các yếu tố nguyên nhân chủ yếu như:

Con người
  • Những yêu cầu cụ thể về thể lực và tinh thần của người tham gia.
  • Độ chuyên nghiệp, kĩ năng và hiểu biết của các thành viên dẫn dắt (độ quen thuộc với địa hình, các hoạt động,…)
  • Sự chuẩn bị của các thành viên tham gia như các kĩ năng, tâm lý, sức khỏe,..
  • Số lượng người tham gia và độ tuổi

Dụng cụ/Thiết bị
  • Tình trạng của các thiết bị dùng trong trại hè và phương tiện đi lại (có hỏng hóc gì không, …)
  • Độ phù hợp của các thiết bị, dụng cụ dùng cho các hoạt động và cho việc sử dụng của những người tham gia (bao gồm cả quần áo của người tham gia)
  •  Các phương tiện liên lạc
  • Nguồn hỗ trợ trong các trường hợp khẩn cấp (VD: khoảng cách đến trạm y tế gần nhất)

Môi trường

  • Những ảnh hưởng có thể xảy ra do điều kiện thời tiết gây nên (VD: nắng nóng dẫn đến mất nước, ngất,…)
  • Địa hình (có vách đứng hay gần sông hồ không,…)
  • Nguy cơ cháy rừng, ngập lụt,…
  • Tính chất và điều kiện của các thảm thực vật

2. Cách giảm thiểu những rủi ro trong hoạt động ngoài trời:

- Trong một số trường hợp những thành viên hướng dẫn, dẫn dắt cần đưa ra các quyết định hoãn hoạt động lại để tránh rủi ro.
- Đưa ra các quy định, cách thức quản lý và thực thi những điều ấy để giảm thiểu rủi ro.
- Chuẩn bị chu đáo để ứng phó với những rủi ro đã được lường trước và giảm nhẹ những rủi ro bất ngờ.

Chúc các bạn an toàn trong các hoạt động ngoại khóa!


By Hồng Vân

Lưu ý : Các hướng dẫn trên được tổng hợp từ nhiều nguồn và Internet, bài viết chỉ mang tính chất tham khảo cho tình nguyện viên của chúng tôi khi tham gia các hoạt động ngoài trời, các bạn nên tư vấn chuyên nghiệp khi áp dụng những thông tin trong bài viết, chúng tôi không chịu trách nhiệm về mọi hậu quả do sử dụng thông tin trong bài viết này

1 comments:

  1. Thanks for sharing this. Looking forward for more interesting post. บาคาร่า

    ReplyDelete

 
Blog CED - Vi © 2013. All Rights Reserved. Powered by Blogger
Top