Lời tựa : Tình cờ đọc trên -Facebook có một status rất hay nói về việc học và thành công trong cuộc đời, bài chia sẻ này tình cờ lại chia sẻ một phát hiện về tỉ lệ xin việc thành công của 35 bạn nữ sinh chương trình học bổng Merali vừa ra trường tháng 6 năm 2014 vừa qua nên mình sưu tầm ở đây chia sẻ để các bạn tham khảo :
Điểm cao có phải là học giỏi không? có chắc chắn thành công trong cuộc đời không?
Bài này cô L viết cho các phụ huynh của F P.
Đầu tiên cô L viết về kinh nghiệm của bản thân khi còn là học sinh,
sinh viên. Có thể mọi người ngac nhiên nhưng sự thật là 12 năm học phổ
thông cô L chưa từng được học sinh giỏi lần nào, chỉ được học sinh
tiên tiên thôi. Cô L có lẽ là học sinh hơi cá biệt, chỉ học được
những thứ mình quan tâm chứ không học gạo hoặc học thuộc lòng những điều
mình không thích được. Tuy nhiên những thứ mình đã quan tâm, đã thích
thì mình học rất kỹ, hiểu sâu và nắm chắc. Bố mẹ cô L cũng từng rất
lo lắng vì con mình không được học sinh giỏi như các bạn khác. Có lần bố
cô L hỏi thầy giáo dạy thêm cho cô L thi đại học là "ông thấy
liệu con tôi có đỗ đại học được không?", thày trả lời "con ông thi
trường nào cũng đỗ". Và cô cũng đỗ đại học thật, đỗ điểm cao đủ để đi
nước ngoài nữa chứ. Tuy nhiên năm đó Đông Âu sụp đổ nên giấc mộng du học
không thành. Học đại học trong nước lại gặp phải vấn đề phải học thuộc
lòng những môn mình không thích và vì thế cô lại ... lười học, trốn học,
chỉ học những môn mình thích, duy trì điểm trung bình loại khá để được
học bổng thôi chứ không phấn đấu điểm giỏi vì muốn loại giỏi thì mất
nhiều thời gian quá. Với bằng đại học loại khá + tiếng Anh là có thể đi
xin được học bổng đi nước ngoài hoặc xin đi làm cho các công ty nước
ngoài được rồi. Người tuyển dụng họ quan tâm đến việc mình có thể làm
được gì hơn là nhìn vào bảng điểm của mình.
Kinh nghiệm khi là
một phụ huynh ở Việt Nam- cô không ép con rèn chữ vì thấy điều đó không
cần thiết mà mất thời gian, thậm chí hạn chế sự sáng tạo của trẻ nhỏ. Vì
thế chữ của anh Đ rất xấu, cô U Nguyenle
là cô giáo dạy lớp 2 của Đức, là người bạn của gia đình từ năm Đ học
lớp 2, cô là người biết được chữ của Đ xấu thế nào và chả có cách gì
cải thiện điều đó, tuy nhiên cô bảo rằng hiểu bài và tư duy quan trong
hơn ngồi luyện chữ đẹp. Những năm cấp 1 của Đ quả thật bình yên vì học
trường Á Châu, nơi mà các thầy cô thực sự là những người bạn, không bao
giờ phải đi học thêm hay bị trù dập. Lên cấp 2 vào trường công lập, các
thầy cô bắt đầu gợi ý đi học thêm nhưng mẹ cương quyết không cho đi.
Đi học thêm điểm có thể cao hơn nhưng không có nghĩa là mình giỏi hơn vì
chẳng qua chỉ chép lại bài văn của cô hoặc làm lại bài toán, lý cô dạy ở
lớp học thêm. Và vì vậy điểm cao đó không có ý nghĩa gì. Đ khi đó
thường xếp thư 30-35 trong lớp- cũng là học sinh giỏi nhưng cả lớp có
42/47 bạn là HSG. Bù vào đó bạn không phải đi học thêm, không phải thức
khuya học bài.
Cả cô L và bạn Đ khi học ở Vn rất làng nhàng
nhưng sau này đi học ở Mỹ thì điểm của cô L là 3.9/4.0, bạn Đ luôn
là straight A student ở tất cả các lớp Hornors.
Sau này khi đứng
ở vai trò nhà tuyển dụng cô L thấy rằng điểm học của ứng viên không
quan trọng mà ứng viên phải chứng minh mình biết làm việc- điều này đòi
hỏi cả kỹ năng cứng và kỹ nằng mềm, thông thường kỹ năng mềm không được
dạy trong trường ở VN.Ở bên Mỹ nếu 1 ứng viên có điểm số là 4.0 nhưng
không có kinh nghiệm làm việc (intern), và 1 ứng viên có điểm là 3.5/4.0
nhưng có kinh nghiêm làm việc hoặc tham gia các hoạt động xã hội thì
người thứ 2 sẽ được chọn.
Qua kinh nghiệm của bản thân từng là
học sinh, là phụ huynh, là nhà tuyển dụng cô L khuyên các phụ huynh
của FP nên biết cách lựa chọn những gì cần thiết cho con mình học, không
nhất thiết phải được điểm cao, không nhất thiết phải chữ đẹp, nhưng
nhất định phải biết tiếng Anh, nói tiêng Anh giỏi vì điều đó mở ra muôn
vàn cánh cửa cho tương lai.
Theo FaceBook V M L
Còn dưới đây là một số phát hiện từ thống kê tỉ lệ nữ sinh có việc làm sớm (một tháng sau khi tốt nghiệp năm 2014 vừa qua)
Theo Blog CED
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
0 comments:
Post a Comment