Nghiên cứu chỉ ra rằng trẻ em thích đọc sách và trẻ em thường đọc sách để giải trí có kỹ năng đọc và viết tốt hơn, có vốn từ rộng, và thậm chí tăng vốn hiểu biết chung và am hiểu về các nền văn hóa và xã hội khác nhau. Nhiều nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng động lực đọc giảm theo tuổi, nhất là khi học sinh không quan tâm đến việc đọc sách hay không muốn đọc. Nếu không thích đọc khi còn trẻ thì khi về già cũng sẽ không thích đọc.

Khuyến khích học sinh đọc sách



Trẻ con thời nay có quá nhiều hoạt động khác nhau, làm thế nào để khuyến khích chúng đọc sách để giải trí? Cần có nhiều nỗ lực và cần tạo ra một môi trường khuyến khích và thúc đẩy việc đọc sách ở nhà và ở trường. Và cần bắt đầu ngay từ nhà trường.

Thúc đẩy việc đọc sách sẽ giúp học sinh và giáo viên thoát khỏi những áp lực của trường học và môi trường xã hội. Vì vậy nên khuyến khích các lớp học coi việc đọc sách như là một hình thức thư giãn. Thách thức lớn nhất đối với giáo viên không chỉ đơn giản là làm cho học sinh đọc sách – mà còn làm thế nào để chúng thấy việc đọc sách hấp dẫn và thú vị. Nhất là đối với những học sinh mà ở nhà các em không thấy ai đọc sách bao giờ.

Khuyến khích trẻ em đọc sách

Dưới đây là một số gợi ý về cách thức và phương pháp, chưa chắc đã hiệu quả với tất cả học sinh, nhưng cũng giúp giáo viên có một số hướng. Những hướng dẫn dưới đây chủ yếu dành cho giáo viên, nhưng cha mẹ cũng có thể tham khảo.

Trong lớp học
  1. Xây dựng mô hình đọc sách, tủ sách ở lớp và ở trường. Các cô giáo cũng cần làm gương và tham gia đọc sách. Khi học sinh nhìn thấy giáo viên đọc sách thì các em mới đọc và coi việc đọc sách là một hoạt động thực tế chứ không chỉ là hô hào khẩu hiệu.
  2. Học sinh bất kể tuổi nào đều có thể đọc to và chia sẻ việc đọc với nhau. Học sinh lớn hơn đọc sách cho học sinh nhỏ hơn (ví dụ giờ sinh hoạt sao, hoạt động đội, câu lạc bộ đọc sách) là một trong những cách tốt nhất để khuyến khích học sinh quan tâm tới việc đọc. Đọc sách không phân biệt tuổi tác, không ai quá già cho việc đọc, giáo viên cũng có thể đọc to những bài báo hay những câu chuyện hay cho học sinh.
  3. Thiết lập một góc đọc sách trong phòng học hoặc trong nhà trường. Cảm giác sở hữu một góc riêng và thoải mái là rất quan trọng khi đọc sách. Vì vậy, góc đọc sách này cần thân thiện và học sinh sẽ cảm thấy thoải mái khi đọc sách. Cần tạo ra một môi trường thư thái và tích cực cho việc đọc sách (cả ở nhà và ở trường).
  4. Nhà trường nên xếp lịch để học sinh có thể thường xuyên tới thư viện – khuyến khích đọc và tìm hiểu sách ở thư viện (thư viện trường hay thư viện công cộng). Giới thiệu học sinh với cán bộ thư viện, những người sẽ giúp học sinh tìm kiếm tài liệu đọc thú vị và hấp dẫn.
  5. Cần có nhiều hoạt động và nhiều hình thức để giới thiệu sách cho học sinh ở nhà trường. Giáo viên có thể chia sẻ cách đọc sách. Có những cuốn sách khó đọc, giáo viên cần giới thiệu về cuốn sách, độ khó của cuốn sách như thế nào và để cho học sinh quyết định đọc hay không đọc những cuốn sách đó. Điều quan trọng là tìm cách kích thích các em đọc và dần hình thành sở thích đọc. Vì vậy giáo viên hãy giúp học sinh hình thành sở thích đó và khuyến khích các em tìm đọc thêm tài liệu mà chúng thích.
  6. Khen ngợi học sinh về việc đọc sách khi thích hợp (khen thưởng những em hoàn tất một cuốn sách dài hoặc khó).
  7. Thảo luận với học sinh về bất kỳ cuốn sách mà chúng đang đọc tại lớp học và ở trường. Giáo viên cũng cần đọc các cuốn sách đó. Giáo viên và học sinh có thể đọc cùng nhau, có rất nhiều sách mà cả người lớn và trẻ em đều thích. Giáo viên sau đó có thể thảo luận hay trao đổi về cuốn sách, nhưng nên tổ chức thành buổi nói chuyện hay thảo luận nhẹ nhàng, không nên biến thành việc kiểm tra hoặc đặt câu hỏi để kiểm tra việc đọc.
  8. Khuyến khích học sinh trao đổi sách với các bạn khác để cùng đọc. Điều này khuyến khích học sinh nói chuyện và suy nghĩ về cuốn sách khi các em đọc.
Khuyến khích trẻ em tự đọc sách


Những hoạt động nhà trường có thể tổ chức:

  1. Cuộc thi đọc sách với quy mô lớp, trường, câu lạc bộ với mục đích tìm hiểu văn học và khuyến khích trẻ em đọc sách. Cần có các hoạt động ở trường nhằm khuyến khích học sinh đọc sách giải trí.
  2. Giáo viên có thể khuyến khích các em học sinh đọc nhiều loại sách bằng cách “thách thức” học sinh đọc một cuốn sách dài, tiểu thuyết, hoặc các thể loại khác. Giáo viên sẽ đánh dấu và cuối năm sẽ có phần thưởng cho học sinh đọc nhiều sách hoặc đọc những cuốn sách khó.
  3. Giáo viên có thể chọn một danh mục sách kinh điển (hoặc sách liên quan đến các môn học) và học sinh cạnh tranh nhau đọc với một khoảng thời gian ấn định (trong 1 năm học, 1 học kỳ, hay 3 tháng hè) và sẽ có phần thưởng hay cuộc thi về những cuốn sách đó. Đây là cách tốt và học sinh cảm thấy bị “thách thức”, và điều này kích thích các em đọc. Giáo viên cũng có thể áp dụng vào việc đánh giá học sinh (khi áp dụng đánh giá theo năng lực).
  4. Tổ chức các cuộc thi sáng tạo và khuyến khích học sinh tham gia, ví dụ, các em có thể chụp ảnh các “mọt sách” mà các em thấy ở bất cứ đâu (ở nhà, ở trường …) sau đó trưng bày những tấm ảnh đó ở  trường hay thư viện trường.
  5. Giáo viên có thể đưa ra một vài mục đích và một số thách thức để khuyến khích các em đọc. Khi các em tìm thấy niềm vui hay giải trí bằng việc đọc, các em sẽ thoát ra khỏi những khó khăn và áp lực học ở trường. Và đó chính là mục tiêu quan trọng mà giáo viên cần khuyến khích đọc sách, để các em thấy việc đọc sách là giải trí chứ không còn là gánh nặng. Lưu ý, không nên gây áp lực, vì nếu tạo ra áp lực thì việc đọc sách không còn là niềm vui hay giải trí của trẻ nữa.
  6. Có thể giao bài tập về nhà là đọc những mẩu truyện ngắn. Việc dạy cần thay đổi để học sinh tự đọc sách giáo khoa, đọc thêm tài liệu tham khảo.
  7. Học sinh có thể làm một bảng tin nhỏ, và các em có thể chia sẻ hay giới thiệu những quyển sách mới trên đó.
  8. Nhà trường, giáo viên có thể dành khoảng thời gian học sinh sử dụng thời gian học trong lớp học và cho phép học sinh quên đi các nhiệm vụ thông thường và tập trung đọc cuốn sách hay. Và các em học sinh có thể chọn đọc các loại sách khác nhau.
Khuyến khích trẻ em tự đọc sách

Sự tham gia tích cực của giáo viên

  • Hãy để học sinh nhìn thấy giáo viên tất cả các bộ môn đọc sách chứ không chỉ mỗi giáo viên Văn hay tiếng Việt. Điều này là rất quan trọng trong việc khuyến khích học sinh đọc sách.
  • Nhà trường có thể yêu cầu giáo viên mang 2 hoặc 3 cuốn sách yêu thích và đọc bất cứ khi nào có thời gian. Đôi khi, trước khi bắt đầu bài học của bất kỳ môn nào cho dù môn địa lý hoặc môn toán, giáo viên dành 10 phút để đọc cuốn sách yêu thích đó cho cả lớp nghe. Điều này rất có ý nghĩa và tốt để khuyến khích học sinh đọc, vì có thể có nhiều học sinh không bao giờ nhìn thấy cha mẹ đọc sách khi ở nhà.
  • Yêu cầu học sinh tự đọc sách trong chương trình học hoặc thảo luận các chủ đề với nội dung trong sách giáo khoa. Học sinh có cơ hội tự đọc và tìm hiểu các nội dung chi tiết của các cuốn sách và thảo luận để cho nội dung đó có thể đi vào cuộc sống.


Tô Kim Liên, Trung tâm Giáo dục và Phát triển 
Nguồn: Tổng hợp và tham khảo từ nhiều nguồn trên internet và những hoạt động ở các trường

4 comments:

  1. Keep up the great work, I read few blog posts on this site and I conceive that your web blog is real interesting and holds circles of fantastic info. เกมบาคาร่า

    ReplyDelete
  2. This comment has been removed by the author.

    ReplyDelete
  3. You are very detail-oriented and we super appreciated on how you share your ideas for the latest trends in the business. I am much looking forward to hear more from you guys. Link here: visit

    ReplyDelete
  4. Your writings and news are really interesting to me. There are numerous advantages to the contents. Thank you so much. My site:: ole777 app

    ReplyDelete

 
Blog CED - Vi © 2013. All Rights Reserved. Powered by Blogger
Top