1. Ô nhiễm không khí và các bệnh đường hô hấp
Khi tiếp xúc với các chất ô nhiễm, bộ máy hô hấp có những phản ứng như phản ứng viêm nhiễm do bị kích thích, phản ứng viêm nhiễm trong các bệnh truyền nhiễm nghề nghiệp, phản ứng viêm nhiễm do kích thích và nhiễm khuẩn thứ phát, phản ứng dị ứng, phản ứng sinh xơ do cơ chế tế bào và tự dị ứng hay miễn dịch học, phản ứng giải phóng histamin và phản ứng tạo khối u ác tính.  Những nghiên cứu dịch tễ học cho thấy một hàm lượng lớn các chất ONKK góp phần vào hoặc gây ra các bệnh liên quan đến đường hô hấp.   Rất nhiều nghiên cứu chứng tỏ số người ốm và người chết ở vùng bị ô nhiễm nhiều hơn các vùng khác.  Nhiều người bị mắc các benẹh phổi mãn tính viêm phế quản, bụi phổi, khí thũng, v.v., thì với mức nồng độ ô nhiễm các phần tử kích thước nhỏ trung bình năm khoảng 80mm/m3 đã bắt đầu sinh bệnh.  Một nghiên cứu của trường ĐH Harvard cho thấy hàng năm có khoảng 60.000 người chết do các bệnh có liên quan đến ONKK dạng hạt. Riêng tại nước Mỹ có tới 28 triệu người mắc các bệnh hô hấp mạn tính vẫn thường xuyên phải tiếp xúc với khói mù độc hại hàng ngày làm cho bệnh của họ càng trở nên trầm trọng hơn. Dưới đây là một số bệnh liên quan đến ONKK:
Image result for Bệnh hen suyễn
1.1 ) Bệnh hen suyễn (bronchial asthma)
Bệnh hen suyễn (hay hen phế quản) là một dạng kích thích phế quản dẫn tới khó thở nghiêm trọng - và là vấn đề y tế công cộng đang nổi cộm hiện nay. Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế thế giới, hen phế quản là sự giảm có hồi phục lòng phế quản do co thắt cơ, làm cản trở sự thông khí.  Từ 1983 đến 1993, tỉ lệ mắc bệnh này ở Mỹ đã tăng 34% (Theo Viện Y tế quốc gia Mỹ) và hiện nay có khoảng 8-10 triệu người bị mắc bệnh này. ONKK làm tăng mật độ của ung thư phế quản,viêm phế quản mạn tính.  Những nghiên cứu mới trong những thập niên vừa qua đã cho thấy ONKK làm tăng độ mẫn cảm với các dị nguyên ở người hen, tăng tần suất cơn hen và độ nặng của cơn hen.  Ngoài ra ta cần chú ý đến các chất ô nhiễm thiên nhiên (phấn hoa, nấm, nha bào, .) và những thay đổi của điều kiện khí hậu (nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ và hướng gió).  Dị nguyên đường hô hấp, cũng như các chất gây ô nhiễm do công nghiệp có thể gây ra hen trực tiếp hoặc làm tăng tính nhậy cảm với các yếu tố gây cơn hen. Không khí bị ô nhiễm kích thích các khí đạo gây ra co thắt phế quản.  Không khí bị ô nhiễm làm tăng phản ứng của khí đạo và khởi dẫn sự nhạy cảm của bệnh nhân hen với các yếu tố khác của môi trường (nhất là các dị nguyên)
Các khu vực đô thị, đặc biệt là các khu có nồng độ các chất ONKK cao, là những khu vực bị ảnh hưởng nhiều nhất. Các chất hạt và SO2 là những chất ONKK có liên quan tới mắc hen suyễn.  Ngoài ra, nếu tiếp xúc với các chất sau cũng gây bệnh hen phế quản như bụi từ các nhà máy giấy, dệt, sản xuất thuốc, hóa chất, thực phẩm, v.v.
Nguyên nhân của hen suyễn là do nhiều tác nhân được giải phóng qua các phản ứng dị ứng, do các hiện tượng kích thích gián tiếp hay trực tiếp, do các nguyên nhân về thần kinh hay do các tác nhân dược động học.  Các tiêu chuẩn chẩn đoán hen suyễn là cơn khó thở, thở khò khè hay tái diễn và sự biến đổi chức năng hô hấp với sự tăng có ý nghĩa sức cản đường thở, sau khi cắt cơn do điều trị thích hợp hay tự nhiên.  Nếu sau cơn hen xuất hiện lần đầu tiên, người bệnh vẫn bị tiếp xúc, các triệu chứng hen sẽ ngày càng trầm trọng và sự biến đổi chức năng hô hấp sẽ ngày càng tiến triển.
1.2 ) Bệnh viêm phế quản mạn tính (chronic bronchitis)
Viêm phế quản mạn tính (VPQMT) là một bệnh phổ biến ở nước nhiệt đới, có khí hậu ẩm, nhiệt độ thay đổi nhiều trong ngày và trong năm.  Sống và làm việc trong môi trường bị ô nhiễm bởi các loại khí độc, bụi (vô cơ hoặc hữu cơ) kèm theo tình trạng nghiện thuốc lá, thuốc lào cũng làm bệnh viêm phế quản mãn tính tăng lên.  Việc chẩn đoán VPQMT thực tế rất khó khăn và thường lầm lẫn với một vài bệnh phổi-phế quản khác với các triệu chứng chung là ho, khạc đờm, hoặc với hình ảnh "rốn phổi đậm" trên phim X-quang.  Các nhà dịch tễ học Anh đã định nghĩa bệnh VPQMT là "Phế quản tăng tiết dịch nhầy gây ho, khạc đờm liên tục hoặc tái phát suốt trên 2 tháng mỗi năm và kéo dài quá 2 năm".  Dường như có mối tương quan rất lớn giữa tỉ lệ tử vong do viêm phế quản mạn tính và nồng độ SO2. SO2 do oxy hóa chuyển thành SO3 đặc biệt gây kích thích mũi họng (nasopharynx) (màng nhầy) và phế quản. Việc tiếp xúc nhiều lần với nồng độ cao SO2 có thể làm cho cơ thể tại ra quá nhiều chất nhầy như là một chất bảo vệ.  Bụi lơ lửng cũng là tác nhân gây các bệnh đường hô hấp.  Đôi khi có thể gặp hiện tượng tăng tử vong do VPQMT là do các đợt ONKK gây nên làm tăng nồng độ khói và khí SO2 trong không khí.  Tiếp xúc với các loại hơi khi độc trong không khí sẽ phát sinh các triệu chứng ho, khó thở rên rít, và ở những trường hợp nặng có hội chứng suy hô hấp hay giảm oxy máu.  Tiếp xúc với các chất ô nhiễm kết hợp với hút thuốc lá làm tăng thêm bệnh VPQMT vì có rất nhiều chất kích thích ở giai đoạn khói thuốc lá tác động đến phế quản nhưu oxit nitơ, các aldehyt và các loại axit.  Nicotin có thể gây co thắt phế quản, chất acrolein do tác động kích thích đặc biệt cũng gây co thắt phế quản, giấy thuốc lá khi cháy cũng làm cản trở các tác động của tế bào lông phế quản.  Oxit cacbon gây hậu quả nghiêm trọng vì oxit cacbon có ái lực vơi shuyết sắc tố mạnh gấp 200 lần so với oxy.  Các triệu chứng lâm sàng của bệnh VPQMT gồm khó thở gắng sức, khó thở về đêm, ho và khạc đờm.
1.4 . Bệnh khí thũng (pulmonary emphysema)
Bệnh VPQMT thường rất hay kèm theo bệnh khí thũng.  Bệnh khí thũng thường được định nghĩa là "giãn các khoảng không ở khu vực các phế nang tận phối hợp với hiện tượng vỡ các phế nang".  Như vậy có thể hiểu bệnh khí thũng đặc trưng bởi việc làm yếu thành các túi phổi, những túi không khí nhỏ bé trong phổi.  Khi bệnh phát triển, các túi khí này tăng về kích thước, giảm tính chất đàn hồi của nó, và thành các túi này bị phá huỷ. Thở ngắn, thở gấp là dấu hiệu ban đầu của bệnh này. Trước khi có định nghĩa chính xác này, thuật ngữ "khí thũng" được dùng để chỉ hội chứng tắc nghẽn nặng, có đặc điểm về lâm sàng là khó thở gắng sức, về chức năng là giảm dung tích thở tối đa (FEV1). Có 4 loại bệnh khí thũng là khí thũng thùy trung tâm, khí thũng toàn thùy, khí thũng bên vách và khí thũng xung quanh. NO2 được xác định là một trong những chất ONKK gây ra bệnh khí phế thũng.
1.5. Các bệnh dị ứng do ONKK
            Phản ứng dị ứng có thể được giới hạn ở đường hô hấp trên (viêm mũi và viêm mũi- xoang dị ứng, ho dị ứng), ở hệ thống phế quản (hen phế quản) hoặc ở vùng phế nang.
            Sự khu trú dị ứng hô hấp phụ thuộc vào kích thước hạt bụi thở hít vào.  Hạt bụi lớn hơn 10mm bị giữ lại ở hốc mũi và gây viêm mũi dị ứng.  Những hạt bụi nhỏ hơn hay gây hen phế quản.  Khi mắc bệnh viêm mũi hoặc tắc mũi phải thở bằng mồm, các hạt bụi lớn hơn có thể vào phế quản và gây sự cảm nhiễm. 
            Ho dị ứng cũng là môt phản ứng dị ứng khi tiếp xúc với các chất kích thích.  Nhìn chung, ho là một hiện tượng phản xạ có thể làm thay đổi được hoặc trong nhiều trường hợp có thể han chế được.  Điểm phát sinh phản xạ nằm ở đường hô hấp.  Có hai loại cơ quan cảm nhận: cơ quan cảm nhận cơ học, chủ yếu nằm ở đường hô hấp trên và khí quản và cơ quan cảm nhận hóa học nằm ở phế quản nhỏ và nhu mu phổi.  Cơ quan cảm nhận cơ học có thể bị kích thích do bụi, các vật lạ trong khi cơ quan cảm nhận hóa học bị kích thích do các chất kích thích hóa học hay các chất trung gian như histamin.  Ho khan có tính chất kích thích và có cảm giác nóng bỏng ở đường hô hấp.  Ho cơn xuất hiện dữ dội ban ngày hay ban đêm, có thể do dị ứng hoặc do kích thích đường hô hấp quá mức.
1.6. Bệnh ung thư đường hô hấp
            ONKK có thể là nguyên nhân gây ung thư đường hô hấp.  Không thể xác định ngưỡng gây ung thư cho các chất gây ung thư.  Tuy nhiên, có thể lập hệ số liều-tỷ lệ bệnh.  Thông thường, ung thư hình thành do sự tích luỹ các tác dụng sinh học mà các chất gây ung thư, với từng liều nhỏ, gây nên qua một thời gian dài.  Các tác nhân gây ung thư  trong không khí vùng đô thị có thể kể tới như bụi kim loại, sợi đá, các hydrro cacbon thơm như hợp chất đa vòng 3:4- benzypyrene phát sinh khi đốt cháy không hoàn toàn hydro và cacbon trong các lò đốt nhiên liệu hoặc động cơ đốt trong.  Tổ chức Y tế thế giới đã chỉ ra một số tác nhân gây ung thư, đặc biệt là ung thư phổi đối với cơ thể người bị tiếp xúc bao gồm: acrylonitrile, arsen, benzo[a]pyrene, crom IV, ETS, nickel, PAH, vinychloride.  Tuy nhiên, các chất gây ung thư này không có tính ổn định cao và dễ bị phá huỷ do phản ứng với các thành phần hoá học khác trong không khí và dưới tác dụng của bức xạ mặt trời.  Những người bị mắc bệnh ung thư bởi các chất ONKK thường phải có thời gian tiếp xúc dài và bệnh này cũng chỉ xuất hiện sau một khoảng thời gian khá dài, có khi hàng chục năm.  Các tài liệu nước ngoài cho thấy nguyên nhân chủ yếu gây ung thư phổi là hút thuốc lá (khoảng 90%), tại Mỹ khoảng 7% người bị ung thư phổi là do tiếp xúc với khí radon.  Ung thư đường hô hấp gồm ung thư đường hô hấp trên, ung thư phế quản và ung thư phổi. 
            Ung thư đường hô hấp trên: tiếp xúc với không khí có chứa các chất như arsen, coban, crom có thể bị ung thư thanh quản, xương sàng; tiếp xúc với nickel phát sinh từ các ống khói của ngành công nghiệp luyện kim có thể bị ung thư hốc mũi (xương cuốn, xương sàng); tiếp xúc với các bán thành phẩm của than, dầu mỏ có thể bị ung thư thanh quản; tiếp xúc với các loại hợp chất hữu cơ bay hơi có thể bị ung thư sàng-hàm với các triệu chứng báo động như tắc mũi, chảy nước mũi, đau mũi, chảy máu cam, viêm xoang, mất khứu giác.
            Ung thư phế quản và phổi: với tỷ lệ ngày càng tăng trong cộng đồng dân cư.  Nguyên nhân đầu tiên phải nói đến là các chất phóng xạ.  Dân cư tại các khu mỏ quặng phóng xạ. những vụ tai nạn lò phóng xạ là những đối tượng dễ bị mắc sau những thời gian dầi tiếp xúc.  Bụi amiăng phát tán từ các mỏ khai khoáng, từ các nhà máy sản xuất các sản phẩm có chứa amiăng cũng là một nguyên nhân gây bệnh ung thư phế quản-phổi.  Thời gian tiềm tàng của ung thư do bụi amiăng cũng khá dài, khoảng 20-30 năm.  Ung thư thường khu trú ở thuỳ dưới và giữa.  Không có  liên quan giữa xơ hoá phổi và ung thư.  Mặt khác, tỷ lệ ung thư phế quản tăng ở những người bị tiếp xúc với amiăng mà không mắc bệnh bụi phổi amiăng.  Chẩn đoán lúc đầu thường khó khăn vì xơ hoá tập trung ở thuỳ dưới làm mờ các dấu hiệu ung thư nên phải chụp nhiều phim liên tiếp để so sánh.  Bụi amiăng còn có khả năng gây u trung biểu mô lan toả ở màng phổi, phát hiện sau 30-40 tiếp xúc.  So sánh tỷ lệ ung thư phổi trong cộng đồng cho thấy tỷ lệ mắc bệnh này ở người bị bụi phổi-amiăng nhiều gấp 10 lần. 
Ngoài ra còn có một số hoá chất có khả năng gây ung thư đường hô hấp như crom, các muối cromat, nickel, các dẫn xuất cacbon (dầu khoáng, hắc ín).  Ung thư do crom khu trú ở phế quản lớn, bệnh tiến triển chậm và xuất hiện sau 15-20 năm tiếp xúc.  Ung thư phổi do cromat không có tính chất đặc biệt nào, khối u ở phía ngoài rìa phổi, phổi ít khi có biến đổi xơ hoá và bệnh phát sinh sau một thời gian tiếp xúc rất rộng từ 4 đến 47 năm.  Tiếp xúc với bụi sắt cũng có khả năng mắc bệnh ung thư phế quản. 
2. Ô nhiễm không khí và các bệnh khác
            Ảnh hưởng của ONKK đến sức khỏe con người cho đến nay được biết đến chủ yếu vẫn là các ảnh hưởng đến hệ thống hô hấp và gây các bệnh đường hô hấp như đã kể trên.  Tuy nhiên, người ta còn biết đến một số ảnh hưởng khác gây ra khi tiếp xúc với khí CO, hơi bụi chì, hóa chất, các chất oxy hóa, v.v., như đã trình bày sơ lược ở phần trên.
Bệnh nhiễm độc khí CO có thể được định nghĩa là tập hợp các triệu chứng như đau đầu, chóng mặt, choáng ngất, thậm chí tử vong do hít phải khí CO.  Đặc điểm của bệnh là khí CO khi hít vào sẽ tạo mối liên kết bền vững với hemoglobine trong máu, tạo ra carboxyhemoglobine (COHb), làm giảm khả năng vận chuyển oxi của máu tới các cơ quan trong cơ thể.  Chỉ một lượng CO nhỏ hít vào cơ thể cũng có thể gây ra lượng COHb đáng kể. 70% hemoglobine trong máu bị chuyển thành COHb có khả năng gây chết người.  Ngoài ra, việc suy giảm lượng oxy cấp cho bào thai do CO ở các bà mẹ hút thuốc lá có thể gây ra việc giảm trọng lượng của trẻ em mới sinh, gây dị tật bẩm sinh (sứt môi, hở hàm ếch, dị tật van tim) và tăng tỉ lệ chết của trẻ sơ sinh. 
Hơi chì khi hít vào cơ thể sẽ thâm nhập vào máu.  Nếu hàm lượng chì trong máu khoảng 0,2- 0,4ppm thì chưa gây tác hại gì đáng kể, nhưng nếu lên tới 0,8ppm thì sẽ phát sinh bệnh thiếu máu, hồng cầu giảm rõ rệt và gây rối loạn đối với thận.  Đặc biệt chì ảnh hưởng đến sự phát triển đến trí tuệ của trẻ em và hệ di truyền.
Các loại hơi khí độc và hóa chất, tùy theo thành phần cấu tạo, có thể có những ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến sức khỏe con người.  Ví dụ khí H2S ở những nồng độ khác nhau có thể gây nhức đầu, mệt mỏi, tổn thương bộ máy hô hấp và màng nhầy, gây ỉa chảy, viêm cuống phổi, thậm chí gây hôn mê và tử vong.  Khí HF gây viêm da, tác dụng lâu dài có thể gây phá hủy cấu trúc của xương, gây bệnh về thận.  Các hợp chất hữu cơ bay hơi gây sưng tấy mắt.  Các hợp chất có chứa clo đặc biệt nguy hiểm, có thể ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch và di truyền.  Khí NOx có thể gây các bệnh tim mạch, gây đột quỵ ở những người béo phì.  Các loại bụi gây kích thích và dị ứng da, kích thích mắt.
Nguồn: CED dịch và tổng hợp từ nhiều tài liệu tham khảo

Next
This is the most recent post.
Previous
Older Post

0 comments:

Post a Comment

 
Blog CED - Vi © 2013. All Rights Reserved. Powered by Blogger
Top