Hướng dẫn làm phim ngắn bằng PowerPoint, các bạn trẻ đa số đều quen thuộc với PowerPoint (PPT), phần mềm thiết kế các trình diễn của hãng Microsoft (hiện này có nhiều phần mềm trình diễn tương tự miễn phí). PPT giúp nhanh chóng phác thảo các ý tưởng trình bầy, nhanh chóng thiết kế hình thức, hiệu ứng trình diễn giúp bài thuyết trình của bạn trở nên chuyên nghiệp. Ở VN, PPT thường được cài sẵn cùng bộ phần mềm Microsoft Office trên các máy tính sử dụng hệ điều hành Window, các trường ĐH cũng thường có dạy một số giờ thực hành sử dụng PPT trong giáo trình tin học đại cương.

Hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu một khả năng nữa của phần mềm vô cùng tiện dụng này, bạn Nguyễn Mai Anh, tình nguyện viên của CED sẽ hướng dẫn các bạn các bước để thực hiện một đoạn film ngắn sử dụng PPT. Đoạn film trong ví dụ này là sản phẩm cộng tác giữa Mai Anh và Cameron một tình nguyện viên quốc tế người Anh có chuyên môn về báo chí truyền thông, 3 clip này sẽ được sử dụng trong các chiến dịch truyền thông về Chương trình FLEGT/VPA cho các doanh nghiệp, cộng đồng và các bên liên quan trong năm nay, kỹ thuật này cũng có thể sử dụng để tạo ra các video bài giảng trong các khóa học online mà các bạn thường học ví dụ các khóa học trên coursera, udemy,... Dưới đây là phần hướng dẫn cụ thể :

HƯỚNG DẪN LÀM VIDEO E - COURES BẰNG POWERPOINT

 1.    Mục đích
     Những hướng dẫn, mô tả sẽ được dùng để làm tài liệu hướng dẫn cơ bản cho việc thiết kế các bài giảng video trên các khóa học online (e - course).

2.    Mục tiêu
-    Người đọc nắm được qui trình thực hiện một bài giảng online từ khi có ý tưởng đến khi hoàn thiện một sản phẩm bằng video.
-    Người đọc có thể tự mình thực hiện một hay nhiều bước trong qui trình thực hiện bài giảng.
-    Người đọc nắm được những cách làm một video từ những công cụ đơn giản như power point, phần mềm làm phim như Adobe Premier, Corel, phần mềm trình chiếu ảnh Proshow…

3.    Đối tượng
Người làm bài giảng dưới dạng video

4.    Các phong cách thể hiện
Có nhiều cách để làm một video bài giảng tải lên các trang web hay các khóa học online như video từ các slide của power point, video với hình vẽ tay, hình vẽ máy tính, từ hình cắt giấy, từ nhiều tấm ảnh hay hình quay chậm (stop motion),…
    Tuy nhiên, bản hướng dẫn này chỉ trình bày cách làm video từ các slide của power point. Trong các phần mô tả, hướng dẫn, có thể có thêm những đối chiếu, so sánh với các loại hình video với các cách thể hiện khác nhau. Từ đó, người đọc có thể suy ra những loại hình nào phù hợp dùng cho giai đoạn nào của quá trình làm video. Vì để làm được 1 video, đôi khi chỉ cần dùng 1 phần mềm, công cụ nhưng đa phần, người làm cần sử dụng nhiều công cụ, phần mềm để tang tính hiệu quả của video.

5.    Qui trình thực hiện
Có 6 bước để làm một video bài giảng trên các khóa học online:
-    Hình thành ý tưởng
-    Xây dựng kịch bản
-    Lựa chọn cách thể hiện
-    Chuẩn bị hình ảnh, âm thanh
-    Làm hiệu ứng trong Power Point
-    Làm hiệu ứng trong phần mềm làm phim

Bước 1: Hình thành ý tưởng
    Ý tưởng được hình thành dựa trên nhu cầu từ phía trung tâm hoặc từ yêu cầu của nhà tài trợ, quỹ hỗ trợ, người tham gia dự án, nhu cầu xã hội.

    Ý tưởng làm video bài giảng online cần dễ hiểu, phù hợp đối tượng, phù hợp điều kiện của trung tâm (nhân lực, trang thiết bị, công cụ, thời gian thực hiện,…) và cần nhất là sáng tạo, hấp dẫn. Bởi bài giảng online là bài giảng hướng dẫn người học (người xem) qua mạng internet mà tính chất của thông tin trên mạng internet là thông tin mở, đa dạng, phong phú. Có rất nhiều kiểu bài giảng online và nếu bài giảng online của mình không hấp dẫn thì sẽ có thể gây nhàm chán cho người xem và vì vậy, người xem sẽ không muốn học hoặc học nhưng hiệu quả tiếp thu không cao.

    Theo qui luật tâm lý, người xem tiếp nhận thông tin với 70% là hình ảnh. Do đó, nếu ý tưởng thể hiện bài giảng dựa trên những hình ảnh bắt mắt, phong phú, hay các hình vẽ sáng tạo thì sẽ khiến người xem dễ tiếp thu và hiệu quả truyền thông cao hơn.

Bước 2: Xây dựng kịch bản
    Kịch bản là văn bản thể hiện ý tưởng. Nếu như ý tưởng có thể là một đoạn văn ngắn mô tả những hình dung trong đầu hay hướng thể hiện video thì kịch bản lại là một văn bản dài hơn, cần sự chi tiết, cụ thể hơn từ ý tưởng. Kịch bản sẽ phải nêu rõ được nội dung định thể hiện cả về hình ảnh, âm thanh, chữ viết, cách thể hiện, độ dài của video hay những ghi chú thêm về video để người làm hay bất cứ ai nhìn vào cũng có thể hiểu được cách thức thực hiện video đó.

    Kịch bản làm video không nhất thiết phải có đầy đủ các yếu tố vừa kể trên. Tùy loại video, cách thể hiện mà kịch bản sẽ thay đổi cho phù hợp.

Vì đây là video làm từ các slide của power point và sau đó, khi đã có bản thu âm (audio lời bình) rồi thì video này lại được cho vào 1 phần mềm chỉnh sửa video nữa để biên tập lại cho hình ảnh và âm thanh khớp nhau nên người viết kịch bản có thể thể hiện kịch bản trên bản word hoặc trực tiếp ngay trong phần Note phía dưới mỗi slide của Power point

Ví dụ 1 hình ảnh về kịch bản của video giải thích về FLEGT của CED
     Kịch bản có thể là văn bản viết xuôi để người làm nắm được nội dung tổng quát. Sau đó chú thích cụ thể trong các slide tương ứng với các hình ảnh hay hiệu ứng mong muốn

Cần chú ý rằng kịch bản với văn bản viết xuôi hoặc có chia từng phần (như hình bên trái) sẽ thuận tiện cho người đọc lời bình nhưng kịch bản có ghi chú theo ý thể hiện gồm có cả hiệu ứng (như hình bên phải) sẽ thuận tiện hơn cho người hiệu chỉnh về sau.

Khi nhìn vào kịch bản văn bản (được cụ thể hóa từ ý tưởng), người làm Power Point sẽ có nhiều đất để sáng tạo hơn nếu như họ được thảo luận và trình bày ý tưởng thể hiện của mình. Điều đó là rất tốt, tuy nhiên người làm Power Point sẽ phải mất nhiều thời gian hơn cho việc nghĩ ý tưởng thể hiện, sưu tầm hình ảnh, âm thanh theo ý mình thay vì chỉ làm hiệu ứng trên những hình vẽ được người viết kịch bản cung cấp sẵn, chú thích rõ.

Việc để người làm hiệu ứng sáng tạo cách thể hiện dựa trên kịch bản văn bản cũng có thể khiến nội dung thể hiện sai lệch với ý đồ của người viết kịch bản nếu như không có sự bàn luận, thống nhất và điều chỉnh kịp thời.

Vì vậy, cách tốt nhất là hãy viết một kịch bản văn học chính là những thông điệp, nội dung người viết kịch bản muốn truyền đến cho người xem. Sau đó, thảo luận trực tiếp với người làm hiệu ứng (trong cả 2 phần mềm) cách thức để thể hiện kịch bản đó sao cho sáng tạo, sinh động và dễ hiểu nhất. Để cho những người làm hiệu ứng trình bày cách làm của mình và người viết kịch bản, như một người biên kịch trong phim truyện luôn phải nhắc nhở và định hướng cho người đạo diễn thể hiện đúng ý đồ của mình mà vẫn để “đất diễn” cho họ.

Chú ý là khi thảo luận thì nên thảo luận trực tiếp bởi đặc thù công việc liên quan tới hình ảnh nên được chỉ rõ và xem trực tiếp nếu không muốn bị hiểu sai ý nhau hoặc mất nhiều thời gian cho việc tải các file tài liệu.

Có thể tóm tắt quá trình hoàn thiện một kịch bản cho video làm từ Power Point như sau:







Bước 3: Lựa chọn cách thể hiện
Cách thể hiện được trình bày trong bản hướng dẫn này là tạo hiệu ứng cho các hình ảnh trong các slide của Power point. Sau đó dùng phần mềm làm phim để ráp nối các hình ảnh với các hiệu ứng phù hợp với âm thanh (hiệu ứng âm thanh) hay lời bình đọc trước đó.
Đối với các phong cách làm video khác, người thực hiện sẽ vẽ tay, cắt giấy, vẽ trên máy tính,… thay vì tìm hình có sẵn ở trên mạng.

Bước 4: Chuẩn bị hình ảnh, âm thanh
a)    Hình ảnh
Hình ảnh (không tính tranh chụp, hình nền,…) sử dụng trong Power Point nên có đuôi dạng .png vì đuôi .png sẽ cho hình ảnh không có phần nền thừa xung quanh do vậy nó sẽ đẹp hơn trong thiết kế slide.
(Search Google tên hình vẽ cùng với từ khóa “vector” hoặc “clippart” sẽ được kết quả là những hình vẽ có nền xung quanh là những ô trắng, xám đan chéo. Đây chính là hình vẽ vector)
Search Google tên hình vẽ cùng với từ khóa “vector” hoặc “clippart” sẽ được kết quả là những hình vẽ có nền xung quanh là những ô trắng, xám đan chéo. Đây chính là hình vẽ vector
(Hoặc khi search từ khóa “tree”, chọn hình của nhóm “Clippart” hoặc “Png” cũng cho ra được những hình vẽ vector không có viền trắng)
Hoặc khi search từ khóa “tree”, chọn hình của nhóm “Clippart” hoặc “Png” cũng cho ra được những hình vẽ vector không có viền trắng
(Hình vẽ loại vector sẽ không để lại viền xung quanh (hình 1 và 2) do đã được dùng phần mềm chỉnh sửa. Khi tải 1 hình ảnh về, thấy hình có đuôi .png thì tức là đã tải đúng loại hình vector)
Hình vẽ kiểu vector sẽ không để lại viền xung quanh do đã được dùng phần mềm chỉnh sửa. Khi tải 1 hình ảnh về, thấy hình có đuôi .png thì tức là đã tải đúng loại hình vector. Chọn hình vẽ trong Power Point rất quan trọng vì nếu nhìn hình vẽ sạch sẽ, không lam nham với đường viền trắng thừa thãi, slide sẽ kém hấp dẫn và khó gây được thiện cảm.

Tuy nhiên, cần lưu ý vấn đề bản quyền hình ảnh. Không phải hình ảnh vector hay clipart trên mạng đều miễn phí, đôi khi phải mất phí. Nếu không muốn mất phí, hãy cố gắng tìm hình ở địa chỉ khác hoặc thay đổi cách thể hiện của mình để tìm được hình vẽ phù hợp.

b)    Âm thanh
Âm thanh dùng trong video nói chung gồm có: âm thanh hiện trường (tiếng động hiện trường), âm nhạc, lời bình (đọc off), âm hiệu ứng (hiệu ứng âm thanh - sound effect), phỏng vấn. Trong video làm từ Power Point, vì không phải là phóng sự hay phim tài liệu (không có yếu tố ghi lại hình ảnh thực) nên không cần quan tâm tới âm thanh hiện trường hay phỏng vấn. Cần chú trọng lời bình và âm hiệu ứng, sau đó đến âm nhạc.

*Lời bình
Các video bài giảng online thông thường hiện nay thường có lời bình đi kèm. Vì video có thời lượng ngắn, hình ảnh đơn giản và thường mang tính chất minh họa nên rất cần có lời bình để giải thích thêm hoặc bổ sung thông tin cho người xem. Do đó, lời bình rất quan trọng. Lời bình có thể chính là nội dung trong kịch bản văn bản mà người viết tạo ra ban đầu hoặc cũng có thể là một kịch bản khác của người thể hiện slide tạo ra (họ sẽ diễn đạt theo cách của mình và kịch bản này đã được duyệt).

Vậy nên, quan trọng nhất là lời bình phải rõ ràng với tốc độ vừa phải (4 chữ/ giây). Tuy nhiên, tùy thuộc vào nội dung, thông điệp video muốn truyền tải nhẹ nhàng, căng thẳng, gấp gáp, hóm hỉnh,… mà lựa chọn người đọc, cách đọc có tốc độ đọc, cách nhấn từ, diễn cảm,… cho phù hợp.

Người thu âm cần đượcghi chú về ý đồ tác giả, đối tượng nghe, tone giọng, những điểm cần chú ý để nhấn nhá cho phù hợp chứ không chỉ đơn thuần là đọc. Tránh trường hợp video hướng dẫn cho trẻ em nhưng tone giọng buồn, trầm, chậm chạp và nghiêm túc gây căng thẳng, nhàm chán.

Máy tính có thể thu âm trực tiếp nhưng âm thanh sẽ không tốt vì trong điều kiện im lặng của một phòng kín, âm thanh sẽ bị vang và không hay. Cũng không nhất thiết phải dùng máy ghi âm, chỉ cần đơn giản một chiếc điện thoại thông minh với phần mềm ghi âm, phòng kín và cách thu đúng là có thể có một bản audio tốt. Có thể dùng iphone ghi âm, âm thanh thu bằng iphone đạt chất lượng rất tốt, người thu cũng có thể nhìn thấy ngay những đường xung âm thanh trên màn hình trong khi thu để điều chỉnh âm lượng cho phù hợp.

Thu âm bằng iphone
   Trên hình là Ảnh chụp màn hình lúc đang ghi âm bằng iphone. Xung âm thanh nên ở giữa hai đường giới hạn trên và dưới. Nếu chạm vạch trên nghĩa là âm thu quá to, tiếng sẽ bị vỡ. Nếu chạm vạch dưới nghĩa là âm thu quá nhỏ, nếu chỉnh âm to lên thì cũng sẽ chỉnh cho tiếng ồn to lên.


 Khi đã có phần mềm thu âm, cần biết cách thu âm. Thu âm cần rõ tiếng nên phải thu trong một không gian nhỏ và im lặng. Khu vực thu nên nhỏ khoảng 3m2 và có nhiều đồ vật hấp thụ âm thanh như rèm, chăn, gối, thảm,… Nếu không, có thể trùm chăn hoặc chui vào tủ quần áo.
Thu âm đúng cách (model : Mai Anh's mum)
Cách thu như sau (với thu âm bằng iphone):

-    Đặt máy thu phía trước mặt cách mũikhoảng 10 - 15 cm sao cho phần thu âm cao hơn miệng khoảng 2 - 3 cm. Phần thu âm đặt song song mặt đất hoặc hơi ngửa lên, hoặc hơi ngửa xuống đều được nhưng không được để thẳng với lỗ mũi vì khi đọc, hơi thở sẽ lọt vào phần thu và rất rõ do ở cự li gần.

-    Khi đọc không thở mạnh, thở hắt, lấy hơi mạnh hay “tóp tép” trong miệng vì tất cả những âm thanh đó sẽ lọt vào bản thu.

-    Khi thu nên ngồi ghế, ngồi thoải mái và thu âm trong lúc trạng thái cơ thể bình thường, không vội vã hay lúc tim đập mạnh.

-    Nên thu một bản, nghe lại xong lại thu lại. Khi mới đọc lời bình thì nên thu âm ít nhất 3 lần. Lần sau rút kinh nghiệm lần trước và nên để người hiệu chỉnh âm thanh góp ý vì họ sẽ là người trược tiếp xử lý bản thu này.

Chèn 1 đoạn ghi âm mẫu chuẩn và 1 đoạn ghi âm mắc lỗi

Đọc lỗi Đọc đúng 
Cả hai đoạn thu âm mẫu trên đều được thu bởi cùng một người, sử dụng iPhone 4 đời 2012, bất kỳ điện thoại thông minh có chức năng thu âm (đủ tốt) đều có thể sử dụng để thu âm cho các đoạn film như trên

*Hiệu ứng âm thanh (sound effect)
Là những hiệu ứng như tiếng chim hót, tiếng lá xào xạc, tiếng nước chảy, tiếng xe cộ… được dùng để chèn vào video cho phong phú. Hiệu ứng có thể ghép cùng với bản ghi âm lời bình và âm nhạc trong lúc làm hiệu ứng ở phần mềm làm phim, như vậy dễ dàng hơn.

Với từ khóa “sound effect”, có thể tìm thấy những trang web cung cấp miễn phí hoặc mất phí những hiệu ứng âm thanh như mong muốn.

*Âm nhạc (nhạc nền)
Âm nhạc có thể làm nhạc nền của toàn video hoặc cũng có thể cất lên đoạn đầu và cuối video như nhạc hiệu. Khi lấy nhạc nền video, cần chú ý về vấn đề bản quyền tác giả và lựa chọn những bản nhạc (thường là nhạc không lời, nhạc hòa tấu, nhạc cụ) phù hợp với nội dung, tình tiết, sắc thái trong kịch bản. Có thể search cụm từ “Royal Free Music” hoặc “Stock”, “Background music” với từ “free” hoặc “royal free” đi kèm. Tuy nhiên, vẫn phải để ý những thông tin ở kênh youtube hay ở phần mô tả của video để chắc chắn đây là nhạc có bản quyền hay không.

Bước 5: Làm hiệu ứng trong Power Point
    Power Point là công cụ đắc lực cho việc trình chiếu, thuyết trình. Tuy nhiên, nếu chịu khó mầy mò hiệu ứng và sáng tạo trong cách thể hiện, hoàn toàn có thể tạo một video thú vị từ công cụ gần gũi này - điều mà không nhiều người sử dụng. Ví dụ có thể xem trong video FLEGT đính kèm.

(1 slide có thể có rất nhiều hiệu ứng từ hiệu ứng xuất hiện, nhấn mạnh, kết thúc cho đến chuyển động. Nên sử dụng đa dạng các hiệu ứng, sử dụng nhiều hiệu ứng cho 1 hình vẽ và thể hiện theohướng dẫn phía dưới và theo mạch hình dung như trong 1 thước phim)
Mỗi slide có thể có rất nhiều hiệu ứng từ hiệu ứng xuất hiện, nhấn mạnh, kết thúc cho đến chuyển động. Nên sử dụng đa dạng các hiệu ứng, sử dụng nhiều hiệu ứng cho 1 hình vẽ và thể hiện theohướng dẫn phía dưới và theo mạch hình dung như trong 1 thước phim


Hiệu ứng tạo chuyển động thủ công (Custom Path) nên được sử dụng theo cách sáng tạo của người làm. Hoặc có thể sử dụng những chuyển động có sẵn
Việc tạo hiệu ứng như thế nào là phụ thuộc vào kịch bản và sự sáng tạo của người tạo hiệu ứng. Bởi nếu kịch bản nhấn vào nội dung nào, chi tiết nào thì hiệu ứng của các hình vẽ thể hiện nội dung ấy phải có sự nhấn nhá tương ứng.

Ví dụ: trong nội dung nói về tình trạng chặt phá rừng, khai thác gỗ trái phép ở Việt Nam thì chi tiết quan trọng ở đây là con số. Vì vậy phải tìm hình ảnh về con số to, rõ ràng, là hình nổi bật nhất trong slide với những hiệu ứng cũng làm nổi bật nó lên.

Thường những yếu tố quan trọng sẽ được tung ra ngay đầu tiên, có hiệu ứng nhắc lại nhiều lần trong suốt slide và khi kết thúc lại làm nó nổi bật một lần nữa. Hoặc hình vẽ quan trọng sẽ tung ra sau cùng với hiệu ứng ấn tượng và nhắc lại bằng cách tạo chuyển động nhẹ cho các hình vẽ các ít quan trọng hơn để liên kết với hình vẽ chủ đạo. Sự trình bày hình vẽ trong slide cũng như tạo hiệu ứng, chuyển động cho nó tuân theo những nguyên tắc cơ bản về bố cục (quan trọng nhất thì nổi bật nhất), trình tự logic (cái gì xuất hiện trước, cái gì sau, cái gì dẫn đến cái gì,…) và cả tính sáng tạo.

Ví dụ vẫn nói về hậu quả làm thiệt hại tài chính của một đất nước khi chặt phá rừng bừa bãi gây nên, trong kịch bản có đoạn như sau:
“Chặt phá rừng bất hợp pháp thậm chí có những hậu quả về mặt kinh tế lâu dài. Khoảng 10 đến 15 triệu đô la bị thất thoát bởi việc trốn thuế hàng năm được xem như là một kết quả trực tiếp của việc gỗ bất hợp pháp xâm nhập vào chuỗi cung ứng.”
Cùng với lời bình, việc so sánh bằng hình ảnh đơn giản và có điểm nhấn sẽ gây được ấn tượng cho người xem. Trong slide trên, có thể thêm hiệu ứng chuyển động đối với các con số và túi tiền, dấu bằng hay hình ảnh em bé. Trong slide có trích nguồn.
Ở đây, yếu tố quan trọng nhất là con số “khoảng 10 đến 15 triệu đô la” vì vậy nó cần được làm nổi bật và ấn tượng nhất. Có thể sáng tạo trong cách thể hiện hình vẽ và hiệu ứng bằng cách đưa ra một thông tin khác có liên quan hoặc một phép so sánh rồi dẫn dắt vào con số, sau đó tới các thông tin phụ.

Ví dụ: con số 10 tỉ USD có thể làm ta liên tưởng tới thông tin “UNICEF sẽ lập quỹ 3,1 tỉ USD để cứu giúp 62 triệu trẻ em đang sinh sống tại 70 quốc gia”(Nguồn: http://www.vietnamplus.vn/unicef-ra-tuyen-bo-keu-goi-lap-quy-31-ty-usd-vi-tre-em-ngheo/305111.vnp). Tức là số tiền 3,1 tỉ USD bằng khoảng 1/3 số tiền thuế bị mất hàng năm do việc khai thác gỗ trái phép. Do vậy, ta có thể đặt hình ảnh 1 em bé cùng với số liệu 62 trẻ em ở 70 quốc gia với hình ảnh tay cầm túi tiền (hoặc ngược lại) và bên trên có số 10 tỉ USD cùng với lời bình giải thích tỉ lệ 3 lần để nhấn mạnh hậu quả của việc buôn bán gỗ lậu đối với nền kinh tế thế giới như hình sau:


    Việc trình bày slide trong Power Point nên tuân thủ nguyên tắc có không quá 6 dòng trong 1 slide và thay chữ bằng hình ảnh minh họa. Tuy nhiên, cần chú ý việc chọn hình ảnh thật sát nghĩa, hình ảnh đắt, đơn giản, dễ hiểu và nếu để nền slide có màu thì nên tìm ảnh vector (đuôi là .png)

Một ví dụ khác về thiết kế slide để có một đoạn video chuyển động (animation)
   

Trong slide trên, để có hình chuyển động 1 quả bóng bay đập vào cửa xong nảy ra đằng sau cửa, cần nhiều hơn 1 hình vẽ và cần rất nhiều hiệu ứng về chuyển động vẽ thủ công. Hãy hình dung quá trình quá bóng chuyển động trong đầu và bạn sẽ phải thiết kế slide với những chuyển động như quay chậm lại của mắt.

Tham khảo tại: https://www.youtube.com/watch?v=gTKnQKZAOtY


Nếu các nét vẽ trong một hình hoặc các hình vẽ trong một slide có thể tách rời nhau thì có thể điều chỉnh thời gian, tạo hiệu ứng xuất hiện liên tiếp hoặc chuyển động cho các nét vẽ đó xuất hiện theo ý đồ của mình. Tham khảo: https://www.youtube.com/watch?v=SsTkT4U1MUY)

Người làm hiệu ứng trong Power Point nên tham khảo nhiều bài trình bày về cách tổ chức hình, chọn hình vẽ, trật tự các dấu đầu dòng, màu sắc,… từ đó chọn cho mình một cách thể hiện phù hợp với bản thân và với nội dung bài giảng.

Bước 6: Làm hiệu ứng trong phần mềm dựng phim (bổ sung sau)

Sau khi trải qua các bước trên, xuất video từ power point ra. Việc xuất video chỉ có ở Word 2010 trở lên. Chọn Save and Send/ File Types/ Creat a Videos. Sau đó, đưa video cùng bản ghi âm, âm thanh vào phần mềm làm phim để ráp nối, chỉnh sửa.

Phần mềm làm phim đơn giản có thể dùng là Corel, Proshow, Adobe Premier,…

Có thể ghi âm ngay trong power point thay vì phải thu âm ngoài và đưa vào phần mềm làm phim để điều chỉnh. Tuy nhiên, với cách làm này, người làm video phải chú ý điều kiện thu âm và nội dung thu để khớp với hiệu ứng trong power point.

Dưới đây là 3 clip thành quả, đây chưa phải bản chính thức vì còn cần một vài chỉnh sửa nhỏ nhưng sau khi được hoàn thiện sẽ chính thức được phát hành trong các sự kiện liên quan. Những clip dạng này rất cần thiết trong công việc phát triển, hiện nay CED đang cần thiết kế một loạt các clip kiểu này liên quan đến các chương trình đào tạo về quản trị rủi ro thiên tai, từ thiện doanh nghiệp và giáo dục thực địa,... các bạn nào quan tâm đăng ký để Mai Anh tổ chức một buổi hướng dẫn trực tiếp và sau đó bắt đầu nhận việc trực tiếp từ các anh chị cán bộ chương trình. (ngoài phong cách làm film kiểu này còn một số phong cách khác mà chúng tôi đang muốn phát triển rất cần sự tham gia của các bạn tình nguyên có khả năng và có hứng thú,...)

Clip giới thiệu chung về FLEGT/VPA
 

Clip cho Cộng đồng sinh kế sống dựa vào Rừng


Clip cho Doanh nghiệp xuất khẩu gỗ vào EU
 
LEARNING BY DOING - các bạn có thể thấy rõ việc thu tiếng và hiệu ứng cải thiện qua từng Video :). Để làm được và chia sẻ được như thế này là một nỗ lực rất lớn của Mai Anh và Cameron, dù có một số kiến thức trước đó liên quan đến báo chí, truyền thông, nhưng cả hai đều phải tự trang bị cho mình những kiến thức về đề tài FLEGT/VPA là một đề tài rất phức tạp và rất thời sự, ở ĐH cũng không có môn học nào dậy cách thiết kế film với PPT, chưa kể những khó khăn về ngôn ngữ khi phải teamwork với nhau để viết và thực hiện kịch bản. Đó là những thách thức phát triển mà mỗi bạn tình nguyên viên khi tham gia vào CED và bắt đầu hoạt động trong lĩnh vực phát triển sẽ phải vượt qua và thành công!

Chúc các bạn thành công!

Mai Anh - BlogCED

7 comments:

  1. This comment has been removed by a blog administrator.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Hướng Dẫn Làm Phim Ngắn Bằng Powerpoint - Blog Ced - Vi >>>>> Download Now

      >>>>> Download Full

      Hướng Dẫn Làm Phim Ngắn Bằng Powerpoint - Blog Ced - Vi >>>>> Download LINK

      >>>>> Download Now

      Hướng Dẫn Làm Phim Ngắn Bằng Powerpoint - Blog Ced - Vi >>>>> Download Full

      >>>>> Download LINK DC

      Delete
  2. cam on tac gia bai viet :) rat bo ich a!

    ReplyDelete
  3. Hay quá, cảm ơn bạn, bạn có bài viết nào chuyên sâu hơn nữa về cách sử dụng hiệu ứng không ạ

    ReplyDelete
  4. Hướng Dẫn Làm Phim Ngắn Bằng Powerpoint - Blog Ced - Vi >>>>> Download Now

    >>>>> Download Full

    Hướng Dẫn Làm Phim Ngắn Bằng Powerpoint - Blog Ced - Vi >>>>> Download LINK

    >>>>> Download Now

    Hướng Dẫn Làm Phim Ngắn Bằng Powerpoint - Blog Ced - Vi >>>>> Download Full

    >>>>> Download LINK l1

    ReplyDelete

 
Blog CED - Vi © 2013. All Rights Reserved. Powered by Blogger
Top